3 con "quái vật" ngoài tự nhiên có thể biến con mồi của mình thành... zombie
Zombie này vẫn ăn uống bình thường, chỉ là không biết bản thân đã bị điều khiển thôi.
Không như các zombie trong phim kinh dị đều là xác chết, zombie đời thực vẫn sống, ăn và ngủ bình thường. Chỉ có điều, mọi hoạt động của nó đã bị khống chế và điều khiển bởi kẻ khác mà không hề hay biết.
1. Ong ký sinh trên gián - cầm râu dắt đi như con
Loài ong có khả năng khác thường này là ong bắp cày xanh ngọc (Ampulex compressa).
Khi ấu trùng ong bắp cày xanh ngọc nở, nó sẽ ăn con gián từ bên trong.
Vốn dĩ, nhà ong bắp cày là loài đẻ trứng lên cơ thể sinh vật khác, chủ yếu là sâu. Chúng lén lút đẻ trứng vào người con sâu thông qua vết đốt. Con sâu vật chủ chứa trứng ong bắp cày sẽ ngày một mất trí, tự động bò lên cành cao và ở yên tại đó. Rồi đến khi cơ hội thuận lợi đến, ấu trùng ong bắp cày nở ra và chén sạch con sâu từ bên trong.
Tuy nhiên, câu chuyện giữa ong bắp cày xanh ngọc và gián là thú vị nhất. Nó không lén lút đẻ trứng lên người gián mà chích, bơm nọc độc vào gián trước. Con gián bị ong bắp cày xanh ngọc đốt sẽ trở nên ngoan hiền như cún con, để mặc "chủ" cắn vào râu rồi dắt đi đâu thì dắt.
Dẫn con gián zombie sống xuống tổ (trong lòng đất) rồi, ong bắp cày màu xanh ngọc mới đẻ trứng lên bụng gián. Khi ấu trùng ong bắp cày xanh ngọc nở, nó sẽ ăn con gián từ bên trong.
Phải mất chừng một tháng, con gián tội nghiệp nọ mới được giải thoát. Nhưng nó cũng chẳng còn thân xác để mà sống lại nữa.
2. Giun ký sinh ốc sên – lợi dụng cả chim để sinh đẻ
Leucochloridium paradoxum - đó là tên của một loài giun dẹp ký sinh trên ốc sên. Khi ký sinh thành công trong hệ tiêu hóa của ốc, nó sẽ mọc ra một cái ống giống như con sâu.
Bạn thấy hai cái vòi kia không? Đó chính là giun L. paradoxum đấy.
Mỗi ngày, "con sâu" này một to dần. Đến kỳ sinh sản, cái ống đủ dài để thò ra khỏi vỏ ốc sên.
Lúc này, giun dẹp sẽ điều khiển con ốc sên bò ra chỗ thoáng, ngoắc qua ngoắc lại cái đầu có "con sâu" để dụ dỗ chim chóc.
Thể nào cũng có con chim bị đánh lừa, cứ tưởng cái ống đó là con sâu thật mà mổ lấy, nuốt chửng. Trong bụng chim, giun dẹp mới đẻ trứng và chết đi. Theo chất thải của chim, trứng của nó sẽ thoát ra ngoài, nở thành con non. Con non ấy lại mò tìm nhà ốc sên, tiếp diễn vòng tuần hoàn vô tận.
3. Hà Sacculina - biến cua đực thành... thái giám mang bầu
Sacculina là tên của một loài hà (banacle) sống dưới biển. Giống như mọi loài hà khác, tập tính của Sacculina là sống bám vào các vật rắn. Chỉ khác ở chỗ, vật rắn chúng chọn lại là những con cua.
Cua đực sau khi bị chuyển giới sẽ có mọi đặc tính của một con cua cái bình thường.
Ở tuổi trưởng thành, hà đực sẽ tìm và bám vào một con cua đực, dò tới khớp chân dễ bị tổn thương nhất mà đục lỗ, chui vào. Việc đầu tiên mà nó làm là phá hủy tuyến sinh dục của con cua. Con cua này vẫn sống, nhưng chỉ còn là cái vỏ cho Sacculina mà thôi.
Hà Sacculina cái cũng tìm và chui vào người cua đực. Nó tuy không "thiến" vật chủ, nhưng lại thay đổi giới tính của anh chàng đáng thương.
Nàng cua chuyển giới sẽ mọc thêm một cái yếm tròn dưới bụng. Nó không chỉ có ngoại hình y hệt các cua cái khác mà cả tính năng cũng giống nốt. Sau khi hà thụ tinh, con cua chuyển giới sẽ bò lên đỉnh của một hòn đá, vuốt yếm để giải phóng trứng đã thụ tinh vào nước.
Không dừng lại ở đó, nó còn liên tục khuấy nước bằng cặp càng để trứng Sacculina được phân tán rộng hơn.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.
