3 nhật thực xuất hiện cùng lúc trên sao Mộc

Ba mặt trăng khổng lồ của sao Mộc là Europa, Ganymede và Callisto cùng lúc di chuyển qua bề mặt hành tinh, đổ bóng lên những đám mây bên dưới.


Nhật thực do các mặt trăng tạo ra trên sao Mộc. (Video: Christopher Go/Kunio Sayanagi)

Christopher Go, nhà thiên văn học nghiệp dư ở Philippines, chụp loạt ảnh ghi lại cảnh tượng hiếm gặp vào nửa đêm 18/5. Sau đó, nhà khoa học hành tinh Kunio Sayanagi ở Đại học Hampton ghép những bức ảnh của Go thành video. Mỗi giây trong video tương ứng với 30 phút thời gian thực.

Từ bề mặt sao Mộc, khu vực nằm dưới bóng của các mặt trăng có thể trông thấy nhật thực. Nhưng từ Trái đất, hiện tượng này gọi là "quá cảnh" do mặt trăng di chuyển giữa hành tinh của chúng ta và sao Mộc. Hiện tượng quá cảnh rất phổ biến trên sao Mộc với tần suất vài trăm lần mỗi năm nhưng hiếm khi xảy ra cùng lúc với 3 mặt trăng. Theo Sayanagi, lần cuối cùng 3 mặt trăng đi qua giữa sao Mộc và Trái đất là năm 2015 và lần tiếp theo là năm 2032. "Đây là dữ liệu rất khó thu thập", Sayanagi nói.

Go đặc biệt may mắn khi có thể chụp hình khoảnh khắc bởi hiện nay Philippines đang ở giữa mùa mưa. Trời mưa mỗi tối vào tuần xảy ra hiện tượng nhưng trời quang đúng lúc Go chuẩn bị kính viễn vọng và quan sát bộ ba mặt trăng bay ngang qua phía trước sao Mộc.

3 nhật thực xuất hiện cùng lúc trên sao Mộc
Hiện tượng quá cảnh rất phổ biến trên sao Mộc với tần suất vài trăm lần mỗi năm.

Ngoài ra, ở đầu video, mặt trăng Io màu vàng xuất hiện chớp nhoáng do nó di chuyển phía sau sao Mộc. Sau đó, mặt trăng Europa đi qua giữa mặt trăng Ganymede và sao Mộc. Europa, thiên thể băng nhỏ với đại dương sâu bên dưới bề mặt, biến mất rất nhanh phía sau mặt trăng Ganymede lớn hơn. Khi nó tái xuất hiện, phần bóng của Ganymede che khuất mặt trăng nhỏ. "Thật thú vị khi quan sát bóng của Ganymede bị chia đôi. Một nửa đổ lên Europa và nửa còn lại in lên bề mặt sao Mộc", Go chia sẻ.

Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời và có đại dương riêng giống Europa. Nhiều nhà khoa học cho rằng đại dương dưới bề mặt hai mặt trăng này có thể chứa sự sống ngoài hành tinh.

Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát 4 mặt trăng trong video gồm Europa, Ganymede, Callisto, và Io năm 1610. Giới nghiên cứu ghi nhận sao Mộc có tổng cộng 79 mặt trăng, nhưng phần lớn nhỏ hơn nhiều so với 4 mặt trăng Galilei từng quan sát. Ngay cả khi không có mặt trăng, những đám mây rực rỡ và siêu bão của sao Mộc vẫn thu hút nhiều nhà thiên văn học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất trên

Hai dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất trên "hành tinh Hycean" bí ẩn

Một nghiên cứu mới khẳng định các hành tinh Hycean – những hành tinh đại dương có khí quyển giàu hydro ngoài Hệ Mặt trời – là miền đất hứa của sự sống ngoài Trái đất.

Đăng ngày: 28/08/2021
Phi hành gia xử lý quần áo bẩn thế nào?

Phi hành gia xử lý quần áo bẩn thế nào?

Nước trên Trạm vũ trụ quốc tế quý đến mức ngay cả nước tiểu cũng được tái chế. Vậy làm thế nào để các phi hành gia xử lý đống quần áo bẩn?

Đăng ngày: 27/08/2021
Đài thiên văn Úc bắt được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến từ thiên hà khác

Đài thiên văn Úc bắt được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến từ thiên hà khác

ASKAP – kính viễn vọng vô tuyến mạnh mẽ đặt tại Úc – đã hướng về phía Đám mây Magellan Lớn và thu được các tín hiệu vô tuyến bất ngờ từ vùng vũ trụ lân cận.

Đăng ngày: 26/08/2021
Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời

Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời

Tiểu hành tinh 2021 PH27 chỉ mất 113 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.

Đăng ngày: 25/08/2021
Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Đây là một câu hỏi mà loài người đã băn khoăn hàng nghìn năm nay nhưng chưa có câu trả lời chính xác.

Đăng ngày: 24/08/2021
Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Câu hỏi về khả năng du hành thời gian đã khiến nhiều người phấn khích trong hàng trăm năm, truyền cảm hứng cho vô số cuốn sách và bộ phim viễn tưởng.

Đăng ngày: 24/08/2021
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh "viên ngọc vũ trụ" cách 68 triệu năm ánh sáng

NASA hôm 20/8 công bố hình ảnh mới nhất của thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp có tên là NGC 1385, chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble.

Đăng ngày: 24/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News