37 ngày không khí sạch trong năm, Hà Nội ô nhiễm hơn Jakarta

Báo cáo mới đây cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã gần bằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc khi cả năm chỉ có hơn một tháng người dân được hưởng không khí trong lành.

Reuters dẫn báo cáo của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), cho hay chỉ số ô nhiễm không khí trung bình năm tại Hà Nội năm 2017 cao gấp 4 lần mức có thể chấp nhận theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cũng theo tổ chức phi lợi nhuận GreenID (đóng tại Hà Nội), tình hình có thể ngày càng tệ hơn.

"Số ngày có chất lượng không khí tốt chỉ nhiều hơn một tháng một chút", Lars Blume, cố vấn kỹ thuật của GreenID, cho biết. Ông Blume là người phân tích dữ liệu theo dõi không khí được thu thập tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.

37 ngày không khí sạch trong năm, Hà Nội ô nhiễm hơn Jakarta
Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương khói dày hồi tháng 3/2016. (Ảnh: Channel NewsAsia).

"Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của con người; họ phải ra ngoài, làm việc và trong nhiều trường hợp thực sự khó để cảm nhận không khí tốt hay tệ", vị chuyên gia nói với Reuters.

Theo ông Blume, ô nhiễm không khí tại Hà Nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm sự gia tăng số lượng công trường xây dựng, gia tăng sử dụng xe máy cũng như ôtô, và thói quen đốt đồng của nông dân.

Tuy nhiên nghiên cứu trong báo cáo trên chỉ ra những ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép, xi măng, các nhà máy nhiệt điện than nằm gần thủ đô cũng là những yếu tố quan trọng góp phần gây ô nhiễm không khí.

Hiện chất lượng không khí tại Hà Nội còn kém hơn thủ đô Jakarta của Indonesia. Báo cáo kết luận tình hình khó có thể cải thiện nếu Việt Nam vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than.

Báo cáo của GreenID cũng chỉ trích việc thiếu các quy định trong vấn đề chất lượng không khí, sự thiếu hiểu biết của người dân về vấn đề và các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động, chẳng hạn như sử dụng máy lọc không khí trong nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vương quốc Anh đã tìm thấy đỉnh núi cao mới nhất - núi Hope

Vương quốc Anh đã tìm thấy đỉnh núi cao mới nhất - núi Hope

Vương quốc Anh đã có danh hiệu mới cho đỉnh núi cao nhất đất nước này. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước này cho hay, núi Hope đã trở thành đỉnh cao mới nhất của đất nước.

Đăng ngày: 30/01/2018
Thủ phạm gây bão mạnh ẩn trong khí quyển

Thủ phạm gây bão mạnh ẩn trong khí quyển

Aerosol bao gồm các hạt rắn, lỏng lơ lửng trong khí quyển, có kích thước bằng một phần nghìn chiều rộng sợi tóc người

Đăng ngày: 29/01/2018
Miền Bắc rét đậm đến Tết ông Công ông Táo

Miền Bắc rét đậm đến Tết ông Công ông Táo

Đến sáng nay (29/1), không khí lạnh tăng cường đã bao trùm miền Bắc, trời dứt mưa, đường sá khô ráo nhưng trời lại chuyển rét sâu rõ rệt.

Đăng ngày: 29/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News