5.000 kiến lửa hợp thành bè mảng cứu kiến chúa

Hàng nghìn con kiến lửa dùng thân mình tạo thành chiếc bè chắc chắn trôi nổi theo dòng nước để cứu kiến chúa và cả tổ khỏi chết đuối trong bể bơi.


(Video: National Geographic)

Video trích từ chương trình "A Real Bug's Life" của National Geographic ghi hình đàn kiến lửa (Solenopsis invicta) sống dưới đường ống trong sân vườn một ngôi nhà ở Texas, Mỹ, theo Live Science. Khi nước làm ngập tổ, chúng thu thập con non và tụ lại với nhau trước khi cuốn qua thác nước và trôi vào bể bơi.

Kiến nổi tiếng với hành vi tập thể trong đàn lớn. Tuy nhiên, khi tìm cách bơi, chân chúng thường đẩy lẫn nhau. Dù vậy, kiến lửa trong các nhóm từ 10 con trở lên bị ép vào nhau bởi hiện tượng mang tên "hiệu ứng Cheerios", gây ra bởi sức căng bề mặt. Điều này xảy ra khi vật thể nhỏ tạo ra một vết lõm hình lòng chảo trên bề mặt chất lỏng, đưa những vật thể gần đó chụm vào nhau thành cụm.

Kiến lửa tận dụng hiện tượng trên để bảo vệ kiến chúa. Ấu trùng, nhộng và kiến thợ hợp lại với nhau, sau đó móc chân và hàm vào nhau để hình thành một chiếc bè lớn chìm xuống một chút ở trung tâm. Chúng đặt kiến chúa ở trên cùng, tại vị trí an toàn ở chính giữa chiếc bè.

5.000 kiến lửa hợp thành bè mảng cứu kiến chúa
Đàn kiến lửa kết thành bè mảng để sống sót khi tổ ngập nước.

Các chuyên gia tìm thấy tổ kiếm trong lúc thăm dò sân vườn để ghi hình. Trong lúc bật vòi nước ở bể, họ không để ý có một tổ kiến sống ở trong đường ống. Những con kiến lửa sau đó bị cuốn ra bể bơi. Bill Markham, nhà sản xuất chương trình, chia sẻ họ ghi lại hành vi đặc biệt của kiến lửa với sự giúp đỡ của nhà côn trùng học Sean O'Donnell ở Đại học Drexel, sử dụng ống kính macro với chuyển động siêu chậm.

Dù nhóm quay phim không đếm có bao nhiêu con kiến trong bè mảng, Markham ước tính con số lên tới 5.000 con. Điều bất ngờ là họ phát hiện những con kiến thu thập bong bóng khí để giữ bè mảng trôi nổi. Bằng cách hợp lại để bảo vệ kiến chúa, đàn kiến lửa tạo ra một cấu trúc cần tới trọng lượng lớn gấp 400 lần cơ thể chúng để phá vỡ. Theo Markham, chiếc bè kiểu này có thể trôi nổi 12 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus

Virus "thây ma" Bắc Cực có thể gây ra đại dịch nguy hiểm mới

Các nhà khoa học cảnh báo nhân loại đang phải đối mặt với mối đe dọa đại dịch mới nguy hiểm do sự hồi sinh của virus " thây ma" (virus zombie) dưới lớp băng vĩnh cửu.

Đăng ngày: 23/01/2024
Cây nhân tạo khai thác năng lượng từ mưa gió

Cây nhân tạo khai thác năng lượng từ mưa gió

Các nhà nghiên cứu phát triển " nhà máy điện" mini, thiết bị hình lá nhỏ tạo ra điện từ cơn gió thổi qua hoặc hạt mưa rơi xuống đất.

Đăng ngày: 20/01/2024

"Phân của quỷ" và câu chuyện về một loại gia vị gây chia rẽ ở Ấn Độ

A ngùy là một trong những loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, dù rằng nó tỏa ra một mùi dễ gây sốc với những ai mới tiếp xúc lần đầu.

Đăng ngày: 17/01/2024
Lý do bất ngờ khiến ruồi thích bám vào người dù không hút máu hay cắn thịt

Lý do bất ngờ khiến ruồi thích bám vào người dù không hút máu hay cắn thịt

Chúng ta có thể thấy ruồi ở rất nhiều nơi thế nhưng nhiều người thắc mắc tại sao chúng lại rất thích đậu vào người mà không hề hút máu hay cắn?

Đăng ngày: 17/01/2024
Muỗi

Muỗi "lũ" xâm chiếm Argentina, lây lan bệnh viêm não hiếm gặp

Theo bài viết trên tờ Le Monde, kể từ cuối tháng 12/2023, loài muỗi độc này đã xâm chiếm Argentina.

Đăng ngày: 16/01/2024
Bọ ngựa tử chiến nảy lửa với rết độc, cuộc chiến sinh tồn sẽ có cái kết ra sao?

Bọ ngựa tử chiến nảy lửa với rết độc, cuộc chiến sinh tồn sẽ có cái kết ra sao?

Bọ ngựa và rết đều là hai loài côn trùng có khả năng săn mỗi đáng gờm. Nếu chúng đối đầu thì phần thắng sẽ nghiêng về bên nào?

Đăng ngày: 15/01/2024
Loài hoa

Loài hoa "tiến vua" mỗi năm chỉ nở một lần, có người mê mẩn mang về phủ kín cả sân thượng

Dù có bao nhiêu loài hoa mới nhưng cúc chi vẫn là loài hoa được săn đón từ xưa tới nay.

Đăng ngày: 12/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News