5 điều cần biết về hội chứng suy hô hấp Trung Đông

Cho tới nay, trên thế giới đã có 262 trường hợp nhiễm MERS tại 12 quốc gia và đang có xu hướng lan rộng.

Virus gây hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (viết tắt là MERS-CoV) được phát hiện tại Ả Rập Saudi vào đầu năm 2012. Theo CNN, cho tới nay, trên thế giới đã có 262 trường hợp nhiễm MERS tại 12 quốc gia và đang có xu hướng lan rộng.

Ngày 13/4, một người đàn ông Malaysia nhiễm loại virus này đã qua đời sau khi trở về từ Ả Rập Saudi. Ngày 26/4, Ai Cập cũng công bố trường hợp đầu tiên nhiễm MERS. Và mới đây nhất, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Mỹ cũng đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus này. Những nước khác cho đến nay đã xác nhận có ca nhiễm bệnh là Pháp, Italy, Jordan, Kuwait, Oman, Tunisi, Anh…

Dưới đây là 5 điều cần biết về hội chứng nguy này:

1. Nó là một loại coronavirus


Virus MERS được phát hiện lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2012. (Ảnh: eden.lsu.edu)

MERS là bệnh gần giống với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) do một chủng virus coronavirus gây nên. Tuy nhiên, không giống như SARS, căn bệnh đã lây nhiễm cho hơn 8.000 người trên toàn thế giới và khiến 773 người tử vong vào năm 2003, MERS ít lây nhiễm hơn giữa người với người – ít nhất nhất là chưa.

Theo CDC, loại virus này hoạt động giống như virus cảm cúm và tấn công vào hệ hô hấp. Triệu chứng của nó có thể là sốt và ho, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới viêm phổi và suy thận. Các triệu chứng như thuộc về hệ tiêu hóa như tiêu chảy cũng được phát hiện ở những người nhiễm loại virus này, theo WHO.

Độ tuổi trung bình của những người nhiễm MERS là 51, tuy vậy, độ tuổi của các nạn nhân của loại virus này dao động từ 2 cho tới 94 tuổi.

2. Vẫn chưa biết MERS lây lan thế nào

Tất cả những trường hợp nhiễm MERS tại 6 quốc gia thuộc khu vực bán đảo Ả Rập là do lây truyền giới hạn từ người sang người, bao gồm cả các nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân.

Mặc dù lây truyền hạn chế, tuy nhiên, các quan chức y tế tỏ ra lo lắng vì MERS do độc tính của loại virus này. Có tới 1/3 số trường hợp nhiễm MERS đã bị tử vong, tiến sĩ Anne Schuchat, thuộc CDC cho hay.

“Virus này không cho thấy sự lây lan một cách liên tục trong cộng đồng”, thông tin chính thức trên website của CDC viết. Cả WHO lẫn CDC không đưa ra bất cứ cảnh báo dành cho những người đi du lịch liên quan tới hội chứng hô hấp Trung Đông.

“Bạn không có nguy cơ nhiễm virus MERS nếu như bạn không tiếp xúc thường xuyên như chăm sóc hoặc sống cùng với một người nhiễm MERS trước đó”, thông tin trên website của CDC cho biết.

3. Virus MERS tìm thấy trong lạc đà

Lạc đà có thể là một đầu mối quan trọng để truy tìm nguồn gốc của loại virus MERS. Trong một bài báo xuất bản đầu tuần trước, các nhà khoa học nói rằng họ đã phân lập được virus MERS từ 2 con lạc đà một bướu. Trong tháng 2 vừa qua, các nhà nghiên cứu cũng công bố nghiên cứu khẳng định rằng, 3/4 số lạc đà ở Ả Rập Saudi được xét nghiệm cho kết quả dương tính từng tiếp xúc với virus MERS.

Virus MERS cũng được tìm thấy trong các loài dơi ở Ả Rập Saudi, thông tin của CDC cho biết thêm.

“Con đường lây nhiễm từ động vật và môi trường sang người vẫn đang được điều tra”, thông tin từ WHO cho hay.


Ảnh: cidrap.umn.edu

4. MERS bùng phát theo mùa?

Các quan chức y tế của Mỹ cho biết rằng, các trường hợp nhiễm MERS tăng đột biến vào những tháng mùa xuân của năm nay. Việc các ca nhiễm MERS tăng mạnh cũng được ghi nhận vào những tháng mùa xuân năm ngoái, Schuchat nói.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm virus MERS có thể là do MERS bùng phát theo mùa hay là do virus đã có những đột biến khiến việc lây truyền trở nên dễ dàng hơn.

5. Chưa có cách chữa cũng như vaccine

Cho tới hiện tại, các bác sỹ có thể điều trị các triệu chứng của MERS như khó thở hay sốt, Schuchat nói. Tuy nhiên, vẫn chưa có vaccine và các loại thuốc đặc trị, như một loại thuốc kháng virus dành riêng cho MERS chẳng hạn.

Hiện tại, việc tiêm phòng vaccine cúm hàng năm cũng như tiêm vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn 5 năm được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt sự lan truyền của virus MERS. Các nhà khoa học cũng tin rằng, các nghiên cứu căn bệnh SARS trước đây sẽ cung cấp những cơ sở quan trọng trong việc chế tạo vaccine cũng như ngăn chặn sự lây lan của MERS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News