5 lỗi thường gặp khi đánh răng
Chọn bàn chải lông cứng, đánh đến khi tòe cả lông bàn chải, chà chà vài nhát là xong... là những lỗi hầu hết mọi người mắc phải khi đánh răng.
>>> Nghiên cứu chỉ ra phương pháp đánh răng hiệu quả nhất
1. Chọn bàn chải lông cứng
Nên sử dụng bàn chải lông mềm để ngăn làm tổn thương nướu răng cũng như tụt lợi chân răng, phó giáo sư Leena Palomo tại Đại học Case Western Reserve (Mỹ) khuyên. Bàn chải cứng là để sử dụng trên răng giả, không phải răng của con người. Hãy chọn bàn chải lông mềm để làm sạch miệng đúng cách.
Ảnh: dentalhealing.com
2. Chải răng quá mạnh
Nếu sử dụng quá nhiều sức lực và cơ bắp khi đánh răng, ngay cả với một bàn chải mềm, bạn sẽ bị tụt lợi, lộ chân răng và mòn men răng, Alice Boghosian, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Mỹ nói. Khi sử dụng bàn chải, đừng ấn mạnh làm tòe lông bàn chải. "Điều này thường xảy ra với những bệnh nhân có tính cách mạnh mẽ", Kellee N. Kattleman Stanton, chủ sở hữu của George Dental Group tại Eagan cho biết. Nếu bạn đang sử dụng một bàn chải điện, chỉ cần bật nó và đưa vào miệng mà không ấn mạnh.
3. Không tuân theo quy tắc hai phút
Hai phút là khoảng thời gian bạn cần dành ra để đánh răng, dù dùng bàn chải thường hay bàn chải điện, theo phó giáo sư lâm sàng Eugene Antenucci tại Đại học Nha Khoa New York.
4. Thường bỏ qua lưỡi
"Lưỡi nuôi dưỡng rất nhiều vi khuẩn từ những gì bạn ăn và uống", Stanton giải thích. Vi khuẩn có thể lây lan sang răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi và hơi thở có mùi. Vì vậy bạn nên chải toàn bộ mặt lưỡi trước và sau.
5. Mang theo bàn chải khi đi du lịch
Bạn có thể nghĩ rằng mình đang được bảo vệ chống lại vi trùng, nhưng điều này thực sự khiến rất nhiều vi khuẩn bám vào bàn chải của bạn. Bạn cũng không nên ném bàn chải vào trong máy rửa bát.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
