5 lý do khiến con người cần lên sao Hỏa
Nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa trong tương lai dự kiến đối mặt với nhiều khó khăn và tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, nhưng nó được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại.
Lý do con người chọn sao Hỏa để đổ bộ
1. Đảm bảo sự sống còn của loài người
Việc đưa con người lên sinh sống ở nhiều hành tinh sẽ đảm bảo cho sự tồn tại của chúng ta hàng nghìn năm, thậm chí hàng triệu năm kể từ bây giờ. "Con người cần phải là một loài đa hành tinh", Business Insider dẫn lời Elon Musk, người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Không gian SpaceX, nói.
Khủng long là một ví dụ điển hình. Chúng tồn tại trên Trái Đất cách đây khoảng 165 triệu năm, nhưng sau đó biến mất hoàn toàn vì một tiểu hành tinh khổng lồ. Những gì còn sót lại của khủng long giờ đây chỉ là những di tích hóa thạch.
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX được phóng đi từ căn cứ Cape Canaveral, Mỹ. (Ảnh: AFP)
Sao Hỏa là mục tiêu lý tưởng của con người vì nó có kích thước phù hợp, gần giống với Trái Đất và có nước đóng băng trên bề mặt. Hơn nữa, đây là lựa chọn tốt nhất hiện có bởi sao Kim và sao Thủy quá nóng, Mặt Trăng lại không có khí quyển để bảo vệ cư dân trước tác động thiên thạch.
2. Khám phá sự sống trên sao Hỏa
Để khám phá liệu có sự sống tồn tại trên sao Hỏa hay không, chúng ta cần phải đào xuống bề mặt hành tinh này, sâu hơn nữa so với những gì mà thiết bị tự hành của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện. Nye, giám đốc điều hành của Planetary Society, cho rằng thay vì đưa robot lên đó, con người nên đặt chân lên hành tinh đỏ bởi chúng ta có thể thực hiện khám phá nhanh hơn 10.000 lần so với chúng.
3. Nâng cao chất lượng cuộc sống trên Trái Đất
"Chỉ bằng cách đẩy nhân loại đi tới giới hạn, xuống đáy đại dương và lên vũ trụ, chúng ta sẽ tạo ra những khám phá khoa học công nghệ có thể thích ứng và cải thiện cuộc sống trên Trái Đất", bác sĩ Alexander Kumar nói với BBC.
Trong ba năm đầu trên không gian, kính viễn vọng Hubble của NASA chụp ảnh bị mờ. Để khắc phục hiện tượng này, giới thiên văn học phát triển một thuật toán máy tính cho phép trích xuất thông tin từ hình ảnh tốt hơn. Thuật toán này được một bác sĩ áp dụng khi chụp X-quang để phát hiện ung thư vú.
"Sự đổi mới trong một lĩnh vực sẽ kích thích sự thay đổi mang tính cách mạng trong một lĩnh vực khác", Tyson, người dẫn chương trình phát thanh StarTalk, nói. Tương tự như vậy, công nghệ sử dụng trong nhiệm vụ đưa người lên sao Hỏa có thẻ ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác như y học hoặc nông nghiệp.
Con người có thể thực hiện các nhiệm vụ khám phá nhanh hơn nhiều lần so với robot hay thiết bị tự hành. (Ảnh: NASA)
4. Tạo bước đệm cho thế hệ tương lai
Theo Tyson, một lý do khác khiến chúng ta phải đi tới sao Hỏa đó là truyền cảm hứng cho các nhà thám hiểm không gian tương lai. Khát vọng khám phá không gian của con người sẽ tạo ra nhiều đổi mới công nghệ tiên tiến, chắc chắn có lợi cho nhân loại bằng cách này hay cách khác
5. Thể hiện khả năng dẫn đầu về chính trị và kinh tế
Buzz Aldrin (phi hành gia thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng) từng nói với Ủy ban về Không gian, Khoa học và Năng lực cạnh tranh của Thượng viện Mỹ rằng, đi lên sao Hỏa không chỉ cần thiết đối với lĩnh vực khoa học, mà còn cho cả chính trị lẫn kinh tế.
"Theo quan điểm của tôi, để chứng minh sự dẫn đầu của Mỹ trong những năm còn lại của thế kỷ này, không cách nào thuyết phục hơn một cam kết về sự hiện diện trên sao Hỏa", Aldrin nói.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
