5 thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA
Trong suốt hơn 50 năm qua, NASA vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho các bí ẩn của vũ trụ. Với nhiều kỳ tích không tưởng, nhân loại khi nhìn lại những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của NASA sẽ cảm thấy không khỏi tự hào.
- Dấu ấn Việt trong thành tựu của NASA
- Đằng sau thành tựu và thất bại của NASA
NASA và 5 tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử
1. Kính thiên văn Chandra X-ray
Kính thiên văn Chandra được phóng vào vũ trụ nửa cuối năm 1999 và là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong sự mệnh chinh phục không gian của NASA . Trong suốt mười lăm năm hoạt động, Chandra đã cung cấp cho nhân loại một cái nhìn toàn cảnh độc đáo về vũ trụ. Đây được coi là một trong số những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử của NASA.
Kính thiên văn Chandra X-ray được coi là một trong số những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử NASA
Kính thiên văn Chandra X-ray có quỹ đạo hình elip quay quanh Trái Đất, cung cấp các nhà thiên văn học cái nhìn tốt hơn về những vùng tập trung mật độ năng lượng lớn trong vũ trụ hay những nơi có thể là tàn tích của một vụ nổ sao siêu mới. Những bức ảnh của Chandra đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các xung vũ trụ (pulsar, dạng bức xạ điện từ liên quan tới hoạt động hình thành và chết đi của các ngôi sao) và các tinh vân trong vũ trụ.
Chandra được coi một trong bốn "đài quan sát vĩ đại " của NASA, 3 cái tên còn lại là kính thiên văn Spitzer Space, kính viễn vọng không gian Hubble và đài quan sát Compton Gamma Ray.
2. Freedom 7 và sứ mệnh đưa người Mỹ đầu tiên bay vào không gian
Ngày 5/ 5/ 1961, Alan Shepard rời Trái Đất và chính thức trở thành phi hành gia Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ. Cũng cần lưu ý rằng Shepard không phải là người đầu tiên bay vào vũ trụ- đó là thành tựu lớn của phi hành gia vĩ đại người Liên Xô Yuri Gagarin.
Sứ mệnh lịch sử đưa người Mỹ đầu tiên lên không gian được thực hiện thành công vào năm 1961
Trên thực tế, thời điểm Alan Shepard bay vào vũ trụ chỉ sau chuyến bay của Gargarin đúng 23 ngày. Và từ khoảnh khắc đó, Shepard đã viết tên mình vào cuốn biên niên sử vĩ đại của NASA với chuyến bay có người lái đầu tiên vào vũ trụ và thiết lập nên tiêu chuẩn cho những phi hành gia sau này đi theo con đường của ông. Shepard rời Trái Đất lúc 09:34 trên con tàu Freedom 7, chuyến bay lịch sử của ông kéo dài tổng cộng 15 phút và 28 giây.
3. Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Trạm vũ trụ quốc tế ISS được khởi công xây dựng vào năm 1998 và được các nhà nghiên cứu đưa vào sử dụng từ năm 2000. Nhóm phi hành đoàn đầu tiên đặt chân đến trạm vào năm 2000 và kể từ đó họ đã sống tại nơi đây, phục vụ cho công tác nghiên cứu và thám hiểm vũ trụ.
NASA cùng các đối tác từ khắp nơi trên thế giới chính thức hoàn thành toàn bộ việc xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2011. Những nhà thiên văn học đã phải nghiên cứu để tìm ra cách sống trong môi trường không trọng lực, và xa hơn nữa là hoàn thành nhiệm vụ tương lai đưa con người lên Mặt Trăng và sao Hỏa.
Nhắc đến những thành tựu khoa học ấn tượng của NASA, không thể không kể đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Hình ảnh của Trạm vũ trụ quốc tế ISS chính là minh chứng cụ thể cho lời khẳng đinh những sứ mệnh trong không gian có thể đem đến những kết quả đáng kinh ngạc. Dù Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) không phải là trạm không gian đầu tiên của loài người, nhưng nó chắc chắn là trạm không gian ấn tượng nhất.
4. Apollo 13
Ngày 11/4/1970, tàu vũ trụ Apollo 13 được phóng, và sau 55 giờ và 55 phút, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra, phá hủy gần như toàn bộ hệ thống cũng như các thiết bị cần thiết để duy trì sự sống trên tàu.
Vụ việc kinh hoàng bắt đầu do một trong những động cơ của tàu dừng hoạt đông trong vòng hai phút sau khi cất cánh. Một trong hai bình dưỡng khí phát nổ và sức ép của vụ nổ khiến bình ôxy thứ hai tiếp tục vỡ. Ngay sau đó, hai trong số ba khoang nhiên liệu của tàu vũ trụ dừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ lượng oxi tích trữ trên Apollo 13 đã rò rỉ vào không gian và tất cả các hỗ trợ cơ bản cho sự sống như điện, nước, ánh sáng, nhiệt độ và oxy đều chấm dứt.
Thảm họa này đã đánh dấu một trong những pha giải cứu tập thể tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta đã nghĩ đến những khả năng bi thảm có thể xảy ra nhưng cuối cùng phép màu đã xuất hiện, việc các phi hành crew- James Lovell, Fred Hayes và John Swirget đều sống sót được coi là một kỳ tích.
Thảm họa Apollo đã đánh dấu một trong những pha giải cứu tập thể tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại
Sự dũng cảm, gan dạ của những người đàn ông trên tàu cùng tất cả những người tham gia vào sứ mệnh giải cứu là một minh chứng điển hình cho thấy trí thông minh và lòng can đảm của nhân loại hết sức phi thường. Để duy trì sự sống, các phi hành gia gần như không có thức ăn, nước uống và không ngủ trong khi nhiệt độ trên tàu xuống gần mức đóng băng. Trong vòng chưa đầy sáu ngày, các thành viên phi hành đoàn bị sụt 31,5 pound vì mất nước.
Trong khi họ kiên trì chờ đợi, các kỹ thuật viên của NASA tại trung tâm điều khiển đã nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ, cuối cùng sau 6 ngày hoàn thành hàng nghìn thuật toán và lựa chọn giải pháp. họ đã tìm ra cách để cứu được các phi hành gia trở về.
5. Apollo 11
Apollo 1 vốn được kỳ vọng là tàu con thoi có người lái đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng nhưng tiếc thay, con tàu vũ trụ này đã không hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó. Vụ thử tàu là một thảm họa thực sự, giết chết cả ba phi hành gia do một đám cháy trong cabin.
Apollo 11 đưa Neil Amstrong đặt chân lên Mặt Trăng là thành tựu khoa học tuyệt vời của NASA
Suôt hai năm sau đó, NASA đã chạy tổng cộng 9 thử nghiệm với hàng loạt dự án tàu con thoi. Cuối cùng, tàu con thôi Apollo 11 đã trở thành sứ mệnh đầu tiên thành công trong việc đưa con người lên Mặt Trăng. Khi phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên bề mặt của Mặt Trăng và thốt ra câu nói huyền thoại "Một bước chân nhỏ của con người, một bước nhảy vọt khổng lồ cho nhân loại", cả thế giới đều kinh ngạc, thậm chí một số người còn hoài nghi và không tin vào kỳ tích.
Ngay sau đó, Buzz Aldrin và hai người nữa đã trở thành những người kế tiếp đặt chân lên Mặt Trăng. Kể từ sau khi sứ mệnh của Apollo 11 thành công, mới chỉ có mười phi hành gia từng đã đặt chân lên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.