5 thói quen răng miệng lành mạnh cần duy trì

Mọi người thường sử dụng những loại bàn chải cứng vì nghĩ rằng mới chải sạch. Thói quen này dễ khiến bạn bị mài mòn men răng.

>>> Lý do phải chăm sóc kỹ răng miệng

Ai cũng muốn có nụ cười rạng ngời, nhưng sức khỏe răng miệng thường bị bỏ qua. Phát biểu trên Bodyandsoul, bác sĩ Peter Alldritt, Chủ tịch Ủy ban sức khỏe răng miệng, Hiệp hội Nha khoa Australia (ADA), liệt kê 5 thói quen lành mạnh cho miệng, răng và nướu mà mỗi người nên thực hiện bắt đầu từ hôm nay nếu muốn có răng miệng khỏe mạnh.

1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn là đề xuất đầu tiên của bác sĩ Alldritt để có hàm răng chắc khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cơ thể. Sâu răng do đường là mối nguy hiểm rõ rệt, Alldritt cho biết thêm rằng việc ăn thức ăn có tính axit có thể gây mòn răng, hòa tan lớp men trên bề mặt khiến răng trở nên mỏng hơn. Tình trạng này không thể tái tạo được. Ngay cả trái cây không đường, đồ uống tăng lực và nước giải khát cũng có tính axit.

2. Vệ sinh răng miệng tốt

"Hãy đánh răng 2 lần một ngày với kem đánh răng có flour", bác sĩ Alldritt khuyên. Cụ thể nên đánh răng vào buổi sáng sau khi ăn điểm tâm và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa một lần trong ngày trước khi đi ngủ là lý tưởng. Nếu bạn đi ngủ với hàm răng được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ không thể cư trú trong răng miệng bạn được.

Nhiều người thường có thói quen dùng bàn chải cứng để đánh răng vì nghĩ như thế sẽ chải sạch hơn. Đây là suy nghĩ rất sai lầm. Bác sĩ Alldritt nói: "Mọi người sử dụng những loại bàn chải cứng thay vì một cái bàn chải mềm, thói quen này làm cho răng bạn có nguy cơ bị mài mòn. Do đó tất cả nha sĩ thường khuyên chúng ta nên dùng bàn chải mềm".

3. Uống nước máy

Nước máy là nguồn chính của hydrat hóa. Nước máy, loại nước không có đường hay axit mà chứa flour giúp tăng cường men răng, tăng khả năng chống sâu răng.

4. Đến gặp nha sĩ thường xuyên

Đối với bệnh nhân có sức khỏe răng miệng tốt, nên đến nha sĩ mỗi năm một lần. Những người bị nhiều lỗ trám, lỗ sâu hay các vấn đề răng miệng khác, nên đến gặp nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần bởi họ có nhiều vấn đề về răng cần chữa trị và ngăn ngừa.

"Phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Bạn nên nhớ rằng các nha sĩ sẽ kiểm tra bệnh về nướu và cả ung thư miệng cho bạn. Trẻ em từ một năm tuổi trở lên cần đi gặp nha sĩ 6 tháng một lần", bác sĩ Alldritt khuyên.

5. Đeo miếng nhựa bảo vệ răng miệng khi chơi thể thao

Nhiều người nghĩ việc đeo miếng nhựa bảo vệ răng không tốt cho quá trình luyện tập thể dục. Tuy nhiên, theo các nha sĩ, thói quen này rất tốt. "Hậu quả của những chấn thương thường nếu xảy ra ở miệng là nghiêm trọng và có thể để lại tổn thương suốt đời. Chẳng hạn một vết mẻ răng là điều dễ dàng xảy ra khi chơi thể thao hay trong một cuộc đấu nào đó. Bạn nên nhớ răng là bộ phận cần được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng", Alldritt lưu ý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News