50 triệu con cua đỏ xâm chiếm đảo Giáng Sinh ở Australia

Hiện tượng thiên nhiên đáng kinh ngạc xảy ra trên đảo Giáng Sinh, Australia khi 50 triệu con cua đỏ vào mùa di cư.

Cuộc di cư hàng năm đến đại dương để sinh sản của hàng chục triệu con cua đỏ tạo ra khung cảnh đẹp như tranh vẽ trên Đảo Giáng Sinh ở Australia.


Khoảnh khắc về một trong những cuộc di cư của động vật lớn nhất hành tinh.

Khoảnh khắc đầy mê hoặc cho thấy khoảng 50 triệu con cua đỏ bao phủ các cây cầu, vách đá, con đường từ rừng rậm đến bờ biển trong vườn quốc gia, ở vùng tây bắc. Người dân địa phương cũng như khách du lịch đua nhau chụp những bức ảnh, ghi lại khoảnh khắc về một trong những cuộc di cư của động vật lớn nhất hành tinh.

Với những vị khách lần đầu tiên đến đảo sẽ không khỏi choáng váng chứng kiến những đàn cua đỏ khổng lồ kéo nhau di chuyển trên đường. Thậm chí, người dân địa phương đã dành vài tháng để chuẩn bị cho cuộc di cư bằng cách xây cầu dành riêng cho chúng và những hàng rào tạm thời để bảo vệ loài giáp xác khỏi ảnh hưởng từ xe cộ, phương tiện giao thông trên đường.

Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình các loài xâm lấn tại Đảo Giáng Sinh cho biết khu vực này không thấy xuất hiện nhiều cua đỏ di cư đến như vậy kể từ năm 2005.

Cư dân đã dành rất nhiều thời gian để trông coi các cây cầu và rào chắn giúp cua đỏ an toàn trên hành trình đến bờ biển để sinh sản.

"Thật sự rất vui, an tâm khi thấy chúng có chỗ đi lại để tránh xa dòng xe", Tanya Detto cho biết.

Các chuyên gia cho biết lộ trình di cư của đàn cua sẽ thay đổi đôi chút qua từng năm và khá khó khăn để dự đoán chính xác cung đường.

Hầu hết số lượng cua đỏ sẽ sống sót nhưng vẫn có một số con cua bị mắc kẹt khi leo qua các tòa nhà cao tầng hay bị rơi xuống từ những vách đá vôi trên đảo.

Có thể dự đoán thời gian và tốc độ di chuyển của đàn cua đỏ dựa trên chu kỳ của mặt trăng, ước tính, những con cua cái sẽ đẻ vào ngày 29 hoặc 30 tháng này.

Mỗi con cua cái sẽ thả khoảng 100.000 quả trứng vào Ấn Độ Dương. Một tháng sau, những con cua đỏ con sẽ quay trở lại bờ biển để thực hiện cuộc hành trình trở về nhà, khu rừng nhiệt đới trên đảo. Tuy nhiên, một phần lớn trứng cua sẽ trở thành mồi của những con cá.

Trong nhiều năm qua, khách du lịch đổ về khu vực đảo Giáng Sinh chiêm ngưỡng cuộc di cư của cua đỏ. Các con đường trên đảo có thể bị đóng bất ngờ phục vụ cho việc di chuyển của cua, khách du lịch phải theo dõi thông tin trên đài phát thanh địa phương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News