6 điều quan trọng về viêm loét dạ dày ai cũng cần biết

Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống.

Đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, có máu trong phân, khó chịu hoặc đau trong bụng... có thể là những triệu chứng của tình trạng loét dạ dày (hay loét dạ dày tá tràng). Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những thông tin vô cùng quan trọng về bệnh loét dạ dày tá tràng mà mọi người cần nắm được để có thể phòng và phát hiện bệnh sớm.

1. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, là tình trạng dạ dày bị "ăn mòn" hoặc gặp những tổn thương ở lớp mô của dạ dày. Niêm mạc dạ dày, niêm mạc hoặc biểu mô dạ dày được xếp lớp với nhiều nếp gấp. Loét xảy ra trong lớp này. Nếu vết loét xuất hiện trong dạ dày hoặc ở phần trên của ruột non dẫn ra của dạ dày thì được gọi là loét dạ dày tá tràng.

2. Loét dạ dày không loại trừ ai. Tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Bệnh có thể “tấn công” bạn nếu tìm thấy ở bạn môi trường và điều kiện tiềm năng.

6 điều quan trọng về viêm loét dạ dày ai cũng cần biết
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra biến chứng là ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa)

3. Trước đây, chúng ta vẫn cho rằng căng thẳng trong thời gian dài, ăn các thực phẩm "xấu", uống và hút thuốc lá... là những nguyên nhân chính gây ra các vết loét trong dạ dày. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học còn cho biết tình trạng loét dạ dày do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, cụ thể hơn là Helicobacter pylori, gây ra. Helicobacter Pylori được cho là gây ra gần 65% các ca loét dạ dày và tá tràng.

Một số thuốc cũng được cho là gây ra viêm loét dạ dày, ví dụ như thuốc aspirin, clopidogrel... loại uống thường xuyên để giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ, và các loại thuốc viêm khớp. Thuốc kháng viêm (NSAID) cũng được cho là gây ra khoảng 2/5 các ca loét dạ dày. Ung thư dạ dày ở bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể do viêm loét dạ dày gây ra.

4. Một số trường hợp bị viêm loét dạ dày không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng với một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp các triệu chứng và gây ra một số rắc rối nghiêm trọng. Các triệu chứng đó bao gồm: đau bụng ngay dưới lồng ngực, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, sụt cân, nôn ra máu hoặc chóng mặt, có các triệu chứng của bệnh thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt và sốc do mất máu... Chảy máu trong dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi, vì chúng có thể dẫn đến mất máu và gây tử vong.

5. Loét dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng như:

- Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng. Trường hợp này cần được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.

- Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện ói ra máu và có máu trong phân hoặc phân đen, hôi.

- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.

6. Loét dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng thuốc như kháng sinh nhằm làm giảm acid trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống để trị bệnh hiệu quả. Người bị loét dạ dày nên ăn chậm, nhai kĩ để bảo vệ dạ dày tránh được những rắc rối như đau, viêm, loét, ung thư… Sau khi ăn, đừng vội vận động ngay, nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn khoảng một giờ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không tạo nên sức ép làm việc nặng nề với dạ dày. Có thể ăn 4 - 5 bữa mỗi ngày. Nên ăn nhẹ vào bữa tối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News