6 sự thật về châm cứu ít người biết
Châm cứu có nhiều công hiệu: giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật. Nó cũng giúp cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ...
Theo Magforwomen, châm cứu là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Tôn chỉ chữa bệnh của Đông y là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người, trong khi y học hiện đại cố gắng cân bằng các hóa chất trong cơ thể. Mặc dù phương pháp châm cứu ra đời cách đây hàng thế kỷ, nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ ràng về nó.
1. Kim châm không đau như ta nghĩ
Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người gây đau đớn, nhăn nhó. Thực ra những chiếc kim châm cứu không giống bất cứ chiếc kim nào được sử dụng để tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc.
Khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn chỉ cảm thấy đau nhói lên rồi thôi chứ không giống như cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, bạn nên nói với thầy châm cứu trước khi thực hiện.
Ảnh: Magforwomen
2. Châm cứu không chỉ để giảm đau
Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Nó cũng giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp một thầy châm cứu được đào tạo bài bản mới có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để và an toàn.
3. Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc
Hầu hết rắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần rồi thôi. Cũng giống như việc phải uống thuốc đủ liều để điều trị bệnh, bạn cũng cần thực hiện số lần châm cứu đủ yêu cầu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện sau 10 lần châm cứu, bạn nên tìm đến thầy thuốc khác.
4. Châm cứu không phải là mê tín
Nói đến châm cứu mọi người thường nghĩ đến mê tín. Nhưng thực chất phương pháp chữa bệnh này không liên quan gì đến tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh cả. Đây là một phần trong ngành y, mục đích của phương pháp này là tìm cách cân bằng năng lượng trong cơ thể con người một cách tự nhiên.
5. Không có những tác dụng phụ thông thường
Châm cứu không có tác dụng phụ như khi chữa trị bằng thuốc Tây. Tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, ngủ tốt hơn, giảm stress và cải thiện tiêu hóa. Năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
