60 năm qua, thời tiết Tết năm Thìn có gì đặc biệt?

Chỉ còn nửa tháng nữa, cả nước sẽ đón năm mới Giáp Thìn 2024. Trong những ngày nhiệt độ miền Bắc liên tục ở ngưỡng rét hại (dưới 13 độ C), người dân đặc biệt quan tâm về thời tiết những ngày Tết năm Thìn.

Vẫn còn xa để đưa ra dự báo chính xác về thời tiết Tết Giáp Thìn 2024 nhưng theo nhận định của GS.TS Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng thủy văn và hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, người dân miền Bắc khả năng sẽ đón năm mới trong tiết trời không rét buốt như hiện nay.

"Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, miền Bắc khả năng có mưa nhỏ, nhiệt độ trung bình ngày có thể dao động trên dưới 20 độ C", GS.TS Phan Văn Tân nói.

Cùng nhận định, ông Lưu Minh Hải - nguyên Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Lào Cai cho hay, mặc dù không quá rét nhưng Tết Nguyên đán năm nay cũng không có cảm giác oi nóng như mùa hè. Ông Hải nhận định nhiệt độ trung bình ngày dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn có thể dao động 19-20 độ C.


Năm nay, người dân miền Bắc khả năng đón Tết Nguyên đán trong tiết trời không rét buốt cũng không oi nóng như mùa hè.

Hình thái thời tiết này không phải hiếm gặp nhưng lại là điều khá đặc biệt, bởi trong lịch sử suốt 60 năm qua, miền Bắc cũng như Hà Nội đã trải qua 5 cái Tết năm Thìn trong thời tiết rét. Nhiệt độ thấp nhất chỉ trên dưới 10 độ C.

Theo số liệu thống kê của Đài Truyền hình Việt Nam, những năm Thìn thời tiết đều rét. Thậm chí, đêm mùng 2 Tết năm Mậu Thìn 1988, nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội chỉ hơn 7 độ C, trời rét buốt. Đây cũng là mức nhiệt thấp nhất vào tháng 2 kể từ năm 1977 tới thời điểm đó.

Không khí Tết của năm Bính Thìn 1976 cũng có cái rét đặc trưng của miền Bắc, nhiệt độ thấp nhất ngày Tết ở Hà Nội có thời điểm xuống 11,2 độ C. Tết Giáp Thìn năm 1964, nhiệt độ thấp nhất chỉ cao hơn 0,2 độ C so với Tết của 12 năm trước đó, ghi nhận mức 11,4 độ C.

Gần đây nhất, nhiều người vẫn nhớ như in thời tiết năm Nhâm Thìn 2012. Thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, Hà Nội mưa rét sau khi không khí lạnh mạnh tràn về.


Biểu đồ nhiệt độ thấp nhất của Hà Nội dịp Tết các năm Thìn trong 60 năm qua.

Ngày mùng 1 Tết Nhâm Thìn (23/1/2012), nhiệt độ trung bình ngày ở Thủ đô 11,9 độ C, trời rét hại. Những ngày Tết, nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội có thời điểm xuống 9 độ C. Rét buốt bao trùm Hà Nội và miền Bắc những ngày nghỉ Tết, ảnh hưởng tới sinh hoạt và tiến trình du xuân của các gia đình.

Theo thống kê của 34 năm qua, năm 2012 là một trong 7 năm Hà Nội đón Tết Nguyên đán trong thời tiết rét hại (nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C). Ngoài năm 2012 còn có các năm 1993, 1995, 1996, 2004, 2008, 2009 trời rét hại.

Năm 2000, người dân Hà Nội đón Tết Canh Thìn không còn trong cái rét tê tái như 12 năm trước nhưng vẫn trong ngưỡng trời rét. Mùng 1 Tết Canh Thìn, nhiệt độ trung bình ngày ghi nhận mức 17,6 độ C. Thậm chí, những ngày Tết, nhiệt độ thấp nhất có lúc giảm xuống 11,5 độ C.

Dịp Tết đến xuân về, thời tiết qua các năm đều có sự thay đổi nhưng nhìn chung 60 năm qua, Tết năm Thìn đều mang cái rét đặc trưng của miền Bắc, như một sự trùng lặp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News