7 bộ phận cơ thể nếu thiếu con người vẫn sống

Cơ thể mất đi thận, lá lách, ruột thừa, đại tràng, túi mật, dạ dày, cơ quan sinh sản vẫn không ảnh hưởng tính mạng.

Cơ thể con người có khả năng phục hồi rất tuyệt vời. Khi bạn hiến một lượng máu, cơ thể sẽ mất khoảng 3,5 nghìn tỷ hồng cầu nhưng chúng sẽ sớm được thay thế. Thậm chí, bạn vẫn sống nếu mất đi một vài bộ phận quan trọng khác. Dưới đây 7 cơ quan như vậy:

Thận

Thận có vai trò lọc máu để duy trì sự cân bằng nước, điện giải đồng thời cân bằng axit-bazơ. Cơ quan này hoạt động như một màng lọc, bằng cách sử dụng nhiều quá trình để lưu giữ lại những thứ hữu ích như protein, tế bào và một số chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Đặc biệt, nó loại bỏ được các chất dư thừa trong cơ thể qua nước tiểu.

Hầu hết mọi người có hai quả thận. Nhiều người phải loại bỏ thận do điều kiện di truyền, tổn thương bởi ma túy và rượu hoặc thậm chí nhiễm trùng. Khi còn một quả thận, bạn vẫn có thể sống sót. Thậm chí nếu không còn quả thận nào, bạn vẫn có thể sống với sự hỗ trợ của lọc máu. Tuổi thọ của một người chạy thận phụ thuộc vào rất nhiều thứ, bao gồm kiểu lọc máu, giới tính, các bệnh khác và tuổi tác

7 bộ phận cơ thể nếu thiếu con người vẫn sống
Nếu thiếu một, thậm chí hai quả thận, con người vẫn có cơ hội sống. (Ảnh: Health).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân chạy thận ở tuổi 20 thì có thể sống 16-18 năm, trong khi người bệnh độ tuổi 60 chỉ có thể sống được 5 năm.

Lá lách

Lá lách nằm ở phía bên trái của bụng, hướng về phía sau dưới xương sườn, có vai trò lọc máu, lưu giữ và tái chế các tế bào hồng cầu. Bộ phận này còn là cơ quan lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu để hỗ trợ cho hệ miễn dịch khi cần thiết.

Lá lách dễ bị chấn thương khi gặp tai nạn giao thông, cơ thể bị thương vùng bụng. Tuy nhiên, bạn có thể thoải mái sống mà không có lá lách, bởi khi cắt lá lách, gan đóng vai trò thay thế trong việc tái thiết tế bào hồng cầu và các thành phần của chúng. Ngoài ra, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể cũng giúp thay thế chức năng miễn dịch của lá lách.

Ruột thừa

Ruột thừa là một bộ phận có cấu trúc giống như con giun nhỏ, nằm ở chỗ nối của ruột lớn và ruột non. Hiện nay, người ta tin rằng ruột thừa là nơi "trú ẩn" an toàn cho vi khuẩn có ích trong ruột, cho phép chúng tái sinh khi cần thiết.

Tuy nhiên, tình trạng viêm ruột thừa rất dễ xảy ra với rất nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp nặng, ruột thừa cần được phẫu thuật cắt bỏ. Nếu được phát hiện kịp thời, việc cắt bỏ ruột thừa sẽ diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường.

Đại tràng

Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là một ống dài khoảng gần 2 mét, có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non, sau đó lấy nước và chuẩn bị phân bằng cách kết chặt nó lại với nhau.

Nhiều bệnh nhân ung thư phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hồi phục sau phẫu thuật, dù họ nhận thấy có sự thay đổi thói quen trong ruột. Những người phẫu thuật loại bỏ ruột già đều được đề nghị ăn uống những thực phẩm mềm để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Cơ quan sinh sản

Cơ quan sinh dục ở nam giới là tinh hoàn và nữ giới là buồng trứng. Con người khi mất những bộ phận này thường do bệnh ung thư, riêng mất tinh hoàn có thể do chấn thương, tai nạn giao thông...

Cắt bỏ tử cung làm phụ nữ không có con và dừng lại chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên phụ nữ bị mất buồng trứng không có tuổi thọ giảm. Ở nam giới, một số nghiên cứu chỉ ra việc cắt bỏ tinh hoàn còn làm tăng tuổi thọ.

Túi mật

Túi mật là cơ quan nằm dưới gan, phần trên bên phải của bụng, ngay dưới xương sườn. Cơ quan này lưu trữ mật. Mật thường được gan sản xuất liên tục để giúp phân hủy chất béo, nhưng khi không cần thiết trong tiêu hóa, chúng được lưu trữ trong túi mật.

Khi ruột phát hiện ra chất béo, hormone được giải phóng khiến túi mật phải co lại, buộc mật vào ruột để giúp tiêu hóa các chất béo. Tuy nhiên, cholesterol dư thừa trong mật có thể hình thành sỏi mật và có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn nhỏ di chuyển mật xung quanh.

Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt túi mật. Nhiều người bị sỏi mật không có triệu chứng. Năm 2015, một người phụ nữ Ấn Độ đã thực hiện phẫu thuật lấy ra 12.000 viên sỏi mật, một con số kỷ lục thế giới. Hàng năm, khoảng 70.000 người ở Anh được mổ cắt túi mật.

Dạ dày

Dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa cơ bằng cách co lại, tiết axit để phá vỡ thức ăn, sau đó hấp thụ và bài tiết. Dạ dày thường được phẫu thuật cắt bỏ do chấn thương hoặc ung thư. Cắt bỏ dạ dày, con người vẫn có thể sống được.

Vào năm 2012, một phụ nữ Anh đã phải cắt dạ dày sau khi uống ly cocktail chứa nitơ lỏng. Các bác sĩ phẫu thuật đã nối thực quản trực tiếp đến ruột non để người này có thể ăn uống bình thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những sai lầm thường gặp khi bổ sung canxi

Những sai lầm thường gặp khi bổ sung canxi

Bổ sung quá liều lượng, uống cùng với sữa, chưa hiểu rõ canxi hữu, vô cơ... là  những sai lầm nhiều người mắc phải.

Đăng ngày: 15/03/2019
Gene đặc biệt khiến phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có bầu

Gene đặc biệt khiến phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có bầu

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện một số phụ nữ mang gene CYP3A7*1C khiến hormone trong thuốc hoặc que tránh thai bị phá vỡ.

Đăng ngày: 14/03/2019
Mất sạch ký ức gần 40 năm sau một cơn đau đầu

Mất sạch ký ức gần 40 năm sau một cơn đau đầu

Người phụ nữ Mỹ chỉ còn giữ lại kỷ niệm thời thiếu nữ và quên sạch chồng con vì mắc chứng mất trí nhớ hiếm gặp.

Đăng ngày: 14/03/2019
Chỉ cần đánh răng tốt, bạn có thể giảm 20% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư nguy hiểm

Chỉ cần đánh răng tốt, bạn có thể giảm 20% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư nguy hiểm

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta chưa có nhiều giải pháp để phòng ngừa triệt để. Một trong những giải pháp mới được các nhà khoa học khuyên là hãy nên đánh răng tốt.

Đăng ngày: 13/03/2019
Hướng dẫn tắm nắng buổi sáng đúng cách

Hướng dẫn tắm nắng buổi sáng đúng cách

Tắm nắng được xem là cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ em phòng ngừa bệnh còi xương.

Đăng ngày: 12/03/2019
Máy in 3D sinh học in da trực tiếp lên vết thương

Máy in 3D sinh học in da trực tiếp lên vết thương

Bằng cách kết hợp hệ thống hình ảnh với máy in sinh học 3D, các nhà nghiên cứu tại Wake Forest Institute của Mỹ đã có thể in lớp da trực tiếp lên từng vết thương trên heo và chuột.

Đăng ngày: 12/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News