7 loài săn mồi ăn thịt rắn độc như... "ăn kẹo"
Nhím Hedgehog với bộ gai đâm lợi hại, cầy mangut "biết mê hoặc", lửng mật ong với răng nanh sắc nhọn và khả năng "chết đi sống lại", ...là những kẻ săn rắn thiện nghệ được thiên nhiên ban tặng món quà "miễn dịch với chất độc" nên chúng có giết chết và ăn thịt các loài rắn cực độc trong tự nhiên.
1. Nhím Hedgehog
Ít ai nghĩ một loài động vật chậm chạp như loài nhím Hedgehog lại có thể giết chết một con rắn độc.
Đơn giản vì nó có một loại áo giáp lợi hại nhờ vào chính bộ lông đầy gai nhọn, cộng với khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp 35-45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người.
Nhờ đó Hedgehog có thể tấn công gây thương tích rồi tiếp cận và cắn nát cổ con rắn. Nhưng nếu bị rắn cắn vào mõm, nhím cũng có thể tử vong.
2. Lửng mật ong (Ratel)
Lửng mật ong "khét tiếng" với khả năng giết chết rắn một cách nhanh chóng từ phía sau nhờ vào hàm răng nanh sắc nhọn, nó “ngấu nghiến” một con rắn dài 1,5m chỉ trong 15 phút. Ngoài ra, Ratel còn miễn dịch với nọc độc của rắn hổ mang, một chất độc tấn công vào hệ thần kinh.
Điều kinh ngạc với loài này là nếu bị rắn cắn bất tỉnh, sau 2-3 giờ nó có thể hồi phục và ăn con rắn đã giết chết. Thậm chí nó còn sử dụng lượng độc của con rắn đã ăn để giết chết con rắn khác.
3. Cầy mangut (Mongoose)
Loài vật này có thể giết chết một con răn hổ mang chúa dài tới 3 mét nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác.
Bộ lông dày của nó giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Đặc biệt, trước khi chính thức tấn công, con cầy thường "mê hoặc" con rắn bằng cái nhìn chằm chằm và làm cho rắn trở nên bất động.
Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc nhưng cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn con rắn như lửng mật ong.
4. Chim Diều (Secretarybird)
Chim Diều còn được gọi là chim diều ăn rắn vì rắn là con mồi ưa thích của chúng. Với lợi thế đôi chân dài, chim Diều thường giết chết rắn bằng cú đá mạnh và chính xác. Nó thường quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá làm cho rắn chết.
5. Rắn săn…rắn
Có tới hàng trăm loài rắn lại chuyên đi săn và ăn thịt các loài rắn khác. Đáng kể có rắn Musurana ở Nam Mỹ thường giết rắn độc bằng răng nanh, rắn hổ mang chúa - một loài rắn có nọc độc cực mạnh cũng chuyên săn rắn là những con hổ mang khác và rắn vua ở Bắc Mỹ là một loài rắn cực kì đáng sợ ngay cả khi nó không có nọc độc nhưng con mồi ưa thích lại là rắn chuông độc chết người.
6. Chim đại bàng (Circaetus)
Cũng đáng sợ không kém chim Diều, chim đại bàng là một loài chim ăn thịt. Con mồi yêu thích của nó là rắn và các loài chim khác.
7. Tê tê Armadillos
Nhờ lợi thế bộ vẩy cứng sắc nhọn, loài tê tê Armadillos hoàn toàn có thể giết chết con rắn bằng cách dùng cạnh vẩy cứng cắt đứt thân con rắn.

Hé lộ nguyên nhân gà trống mất dương vật
Kết quả một nghiên cứu mới đã hé lộ lí do tại sao một số loài chim, trong đó có cả gà, đã bị teo nhỏ dương vật trong quá trình tiến hóa.

Xuất hiện hổ lai sư tử cực hiếm tại Nga
Một sinh vật hổ lai sư tử cực hiếm đã ra đời tại một sở thú ở miền Nam nước Nga và được đặt tên là Tsar. Sinh vật này có bộ lông màu be giống sư tử bố và có nhiều vằn đen trên người giống hổ mẹ.

Điều ít người biết về số trứng gà chúng ta vẫn ăn hàng ngày
Nhiều lúc ăn trứng gà, bạn tự hỏi liệu mình có đang... sát sinh không? Bởi vì quả trứng bạn ăn nếu được ấp nở sẽ thành gà con, không phải vậy sao?

Đố bạn: Rốn của con gà nằm ở đâu?
Dù câu trả lời của bạn là gì thì cứ từ từ đã. Muốn biết gà có rốn hay không, hãy xem rốn là cái gì đã.

Gà cũng có khả năng thưởng thức âm nhạc
Một nhà khoa học thuộc trường Đại học New England (Australia) đã công bố một nghiên cứu khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là loài gà cũng có khả năng thưởng thức và hoạt động theo điệu nhạc.

Chuột Hamster tại Pháp đang biến thành những sát thủ máu lạnh vì một loại thực vật cực kỳ phổ biến
Chuột Hamster thậm chí còn ăn thịt con mình. Bạn nghĩ loại thực vật gây ra chuyện này là gì?
