9 lưu ý với trẻ bị hen suyễn

Đối với những trẻ em bị hen suyễn, khi tới trường hay ở bất cứ nơi đâu, bố mẹ các em cần phải lưu ý hết sức với tình trạng sức khoẻ cũng như việc dùng thuốc của con mình. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết.

Vấn đề vệ sinh

Với những người bị hen suyễn thì việc bị cảm lạnh và cảm cúm... là vô cùng nguy hiểm, điều này sẽ rất bất lợi cho việc điều trị bệnh hen. Vì vậy, nếu con bạn bị hen, bạn cần giúp chúng tránh những căn bệnh này. Bạn có thể giúp cháu làm giảm nguy cơ bị nhiễm cúm và ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh bằng việc giữ vệ sinh thân thể thật tốt, tránh đối diện với những người đang bị cảm cúm...

Đừng để bệnh thêm nặng

Giảm đến mức tối thiểu nguy bệnh hen nặng hơn do bị một số bệnh khác đi kèm như cúm, cảm, các bệnh về đường hô hấp. Bác sĩ khuyên trẻ bị hen suyễn nên ở nhà nếu chúng bị sốt, bị cảm hoặc có nguy cơ ốm, và tốt nhất không nên đến trường ít nhất là 24h sau khi phát hiện bệnh.

Kiểm tra thường xuyên

Theo như các chuyên gia về bệnh hen suyễn cho biết, những người bị hen thường rất dễ mắc các bệnh khác về đường hô hấp, vì vậy bạn cần cho con đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Nếu cần tiêm phòng các bệnh về đường hô hấp thì nên cho trẻ tiêm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khám sức khoẻ toàn bộ

Có thể con của bạn không bị hen suyễn quá nặng, nhưng tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám sức khoẻ toàn bộ cơ thể tại một phòng khám nhi. Điều này giúp các bác sĩ có thể điều chỉnh cách chữa trị, cân nhắc chế độ dùng thuốc của con bạn một cách hiệu quả nhất. Đây chính là cách để phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn mà chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như tính mạng của cháu.

Cân nhắc việc dùng thuốc

Những trẻ bị hen suyễn thường được kê một toa thuốc và chúng luôn phải mang theo bên người bất kể lúc nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý với việc dùng thuốc của trẻ, vì có thể trẻ sẽ dùng quá liều, hoặc không đủ liều, hoặc quên mang thuốc bên mình. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi trẻ lên cơn hen.

Kế hoạch hoạt động cho bệnh nhân hen suyễn

Tất cả những học sinh bị hen suyễn đều phải thông báo về tiền sử bệnh cũng như hiện trạng bệnh của mình và những phương thuốc đã dùng, đang dùng một cách rành mạch, rõ ràng cho nhà trường. Điều này giúp giáo viên sẽ điều tiết sự hoạt động, luyện tập của trẻ cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tránh hoạt động quá mạnh gây nguy hiểm.

Thường xuyên liên lạc với y tá và giáo viên ở trường

Bạn nên gửi cho giáo viên, y tá, huấn luyện viên... tại trường con bạn học một bản kế hoạch hoạt động của con mình để họ nắm rõ và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ con bạn. Và bạn nên thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên phụ trách con mình và y tá của trường để họ có những biện pháp nhanh chóng và trợ giúp tích cực khi con bạn lên cơn hen suyễn tại trường học.

Động viên trẻ

Động viên là một điều rất quan trọng đối với việc học tập và đến trường của trẻ. Nếu con bạn luôn có những bạn cùng lớp ủng hộ và lo lắng, quan tâm, giúp đỡ thì bạn sẽ bớt được phần nào lo lắng về bệnh tình của con mình.

Sự ủng hộ của nhà trường

Để đảm bảo rằng nhà trường biết con bạn bị bệnh và sẽ luôn ứng phó kịp thời, bạn cần trao đổi trước khi cho con vào học. Việc thông báo tiền sử bệnh của trẻ tới nhà trường là một việc rất quan trọng. Các bậc phụ huynh nên thông báo, xác nhận rõ ràng về tính trạng bệnh của con mình với nhà trường, với các giáo viên thể dục, các huấn luyện viên, lái xe buýt... để được hỗ trợ những lúc cần thiết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News