9 nhà khoa học vừa giành giải có tiền thưởng lớn hơn cả giải Nobel

Giải thưởng vinh danh các nhà khoa học với những nghiên cứu tiên phong trong nhiều lĩnh vực.

Mới đây, 9 nhà khoa học đã giành giải thưởng Kavli với giá trị tiền thưởng lớn hơn cả giải Nobel - 1 triệu USD cho các nghiên cứu đột phá của họ.

Kavli là giải thưởng cao quý được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, Quỹ Kavli cùng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy.

Giải thưởng nhằm tôn vinh những nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học trong vật lý thiên văn (nghiên cứu vũ trụ của chúng ta), công nghệ nano (nghiên cứu những thứ rất nhỏ), và khoa học thần kinh (nghiên cứu về bộ não con người).


9 nhà khoa học nhận giải thương Kavli.

Giải Kavli trong vật lý thiên văn năm nay được trao cho Ronald Drever, Kip Thorne, và Rainer Weiss. Bộ ba đã phát hiện ra sóng không - thời gian hay sóng hấp dẫn - thành tựu khoa học đáng chú ý nhất trong năm, thậm chí là trong thế kỷ qua.

Phát hiện này đã lần đầu tiên xác nhận tính đúng đắn của Thuyết tương đối rộng mà Einstein đưa ra cho các vật thể có khối lượng rất lớn như hố đen. Hai hố đen va đập vào nhau sẽ giải phóng một khối năng lượng khổng lồ dưới dạng sóng hấp dẫn.

Về công nghệ nano, Gerd Binnig, Christoph Gerber và Calvin Quate được nhận giải thưởng cho các sáng chế về kính hiển vi lực nguyên tử, bước đột phá trong công nghệ hình ảnh cho phép có thể nhìn thấy đơn nguyên tử tại một thời điểm. Binnig cũng đã đoạt giải Nobel năm 1986 cho một kỹ thuật hiển vi khác.

Eve Marder, Michael Merzenich và Carla Shatz đã giành giải ở mảng khoa học thần kinh cho các nghiên cứu của họ về các cơ chế chức năng của mô hình não và làm sáng tỏ cách thức não bộ thay đổi trong suốt cuộc đời.

Từ khi thành lập vào năm 2008, giải thưởng Kavli đã vinh danh các nhà khoa học với những nghiên cứu tiên phong trong lý thuyết về sự mở rộng của vũ trụ, cải tiến kính hiển vi và khám phá mạng lưới não bộ đặc hiệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News