90 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò Trung Quốc

Tàu thăm dò Chúc Dung của Trung Quốc đã trải qua ba tháng trên hành tinh đỏ, hoàn thành các nhiệm vụ thăm dò và phát hiện như kế hoạch.

Theo Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA), tính đến ngày 15/8, tàu thăm dò Chúc Dung đã đi 889m trên bề mặt sao Hỏa và thu thập được khoảng 10 gigabyte dữ liệu. Robot sáu bánh, nặng 240kg và chạy bằng năng lượng mặt trời này đã kích hoạt tất cả thiết bị khoa học của nó để thực hiện các nhiệm vụ.

90 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò Trung Quốc
Mô phỏng tàu Chúc Dung lăn bánh rời bệ hạ cánh vào hôm 22/5. (Ảnh: CNSA).

Tàu Chúc Dung đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ vào ngày 15/5 và bắt đầu lăn bánh tìm kiếm bằng chứng về sự sống ít ngày sau đó. Hôm 15/8, robot trải qua tròn 90 ngày trên sao Hỏa như tuổi thọ dự kiến, tương đương 92 ngày trên Trái đất, nhưng hiện tại, nó vẫn hoạt động ổn định với đủ năng lượng.

"Trong ba tháng qua, robot đã chụp ảnh toàn cảnh 360 độ, cung cấp tầm nhìn và để lại dấu ấn của Trung Quốc trên sao Hỏa", thiết kế trưởng của sứ mệnh Zhang Rongqiao nhấn mạnh.

Theo nhóm nghiên cứu của CNSA, cho đến nay, các công việc xử lý và xác minh chất lượng dữ liệu do tàu Chúc Dung thu thập, bao gồm địa hình địa vật, bầu khí quyển và quang phổ trên hành tinh đỏ, đã hoàn thành. Máy dò từ trường bề mặt của robot còn thu được dữ liệu từ trường cục bộ và kết hợp với từ kế trên tàu quỹ đạo để khám phá quá trình phát triển của từ trường sao Hỏa.

90 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò Trung Quốc
Cảnh quan sao Hỏa chụp bởi camera địa hình trên tàu Chúc Dung. (Ảnh: CNSA).

Trong thời gian tới, tàu thăm dò sẽ tiếp tục di chuyển đến vùng ranh giới giữa biển cổ đại và vùng đất ở phần phía nam của đồng bằng Utopia Planitia để thực hiện các nhiệm vụ bổ sung.

"Chúng tôi mong muốn giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc về việc liệu có tồn tại một vùng biển cổ đại trong khu vực Utopia Planitia hay không", Liu Jianjun, nhà thiết kế chính của hệ thống ứng dụng mặt đất thuộc sứ mệnh Chúc Dung, nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất

Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái đất

Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến bằng chứng hành tinh đỏ từng có sự sống rồi tuyệt chủng, cũng như nguyên nhân bí ẩn khiến nó trở nên chết chóc, khô cằn như ngày nay.

Đăng ngày: 20/08/2021
NASA công bố ảnh toàn cảnh góc rộng đánh dấu 9 năm robot Curiosity lên sao Hỏa

NASA công bố ảnh toàn cảnh góc rộng đánh dấu 9 năm robot Curiosity lên sao Hỏa

Tháng 8 năm nay đánh dấu 9 năm Curiosity, robot thăm dò của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ, đáp xuống bề mặt sao Hỏa và duy trì hoạt động khám phá hành tinh Đỏ đến nay.

Đăng ngày: 19/08/2021
Lý do robot NASA không thu được mẫu vật sao Hỏa

Lý do robot NASA không thu được mẫu vật sao Hỏa

Nỗ lực lấy mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa của robot Perseverance thất bại do lớp đá quá khô và dễ vụn vỡ.

Đăng ngày: 13/08/2021
Chúng ta có thể cải tạo sao Hỏa trở nên giống Trái đất hay không?

Chúng ta có thể cải tạo sao Hỏa trở nên giống Trái đất hay không?

Đã từ lâu, ý tưởng cải tạo sao Hỏa nhằm biến nó thành một thế giới sinh động và tươi sáng hơn đã được các nhà khoa học để ý đến.

Đăng ngày: 11/08/2021
NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Đăng ngày: 10/08/2021
Robot NASA lần đầu tiên khoan lấy mẫu đất sao Hỏa

Robot NASA lần đầu tiên khoan lấy mẫu đất sao Hỏa

Quá trình khoan lấy mẫu của robot Perseverance diễn ra thuận lợi nhưng ống đựng lại trống rỗng khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 09/08/2021
Những gì đang chảy trong

Những gì đang chảy trong "hồ" trên sao Hỏa không phải là nước, mà là đất sét

Cực Nam của sao Hỏa là một chỏm băng chứa carbon dioxide và các đặc điểm địa chất khác.

Đăng ngày: 09/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News