Ảnh phân giải cao nơi hình thành sao khổng lồ thiên hà Milky Way
Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.
Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."
Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.
Nguồn ảnh: Phys.
"Điều đó cho chúng ta biết khối lượng và cấu trúc của vật liệu trong môi trường liên sao ở đó", Kerton nói. Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc có khả năng quan sát ở độ phân giải cao, thăm dò các phân tử carbon monoxide trong các đám mây phân tử của khu vực thiên hà.
Các chuyên gia đã quan sát vùng hình thành sao này với quy mô kéo dài khoảng 180 năm ánh sáng, nó có khối lượng tương đương với khoảng 100.000 khối lượng của mặt trời. Tiếp theo, họ đã sử dụng dữ liệu hồng ngoại để xác định hàm lượng sao trẻ trong các đám mây phân tử.
Các chuyên gia phát hiện, một tiểu vùng của đám mây phân tử có hiệu suất hình thành sao từ 17% đến 37% (tùy thuộc vào cách tính khối lượng của tiểu vùng hình thành sao đó).

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
