ADN của người bị ảnh hưởng bởi gia cảnh nghèo
Những căng thẳng, áp lực do gia cảnh nghèo khó có thể gây ra các tổn hại vĩnh viễn đến của con người, theo một nghiên cứu mới.
Gia cảnh nghèo làm tổn hại ADN của người
Các nhà nghiên cứu phát hiện, ADN của người nghèo đang suy giảm chất lượng do việc nuôi dưỡng đầy khó khăn. Kết luận được rút ra sau khi các nhà nghiên cứu xem xét telomere của người nghèo và người trung lưu, da trắng, da đen hoặc gốc gác Mexico ở thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ.
Telomere là mũ bảo vệ hai đầu nhiễm sắc thể chứa các gen của chúng ta.
Nhóm nghiên cứu khám phá rằng, những người sinh trưởng trong các môi trường thua thiệt sở hữu các telomere (chuỗi ADN thường teo rút theo tuổi tác) ngắn hơn so với những bạn đồng trang lứa sinh trưởng trong gia cảnh có điều kiện tốt hơn.
Ở người trẻ tuổi, các telomere có chiều dài khoảng 8.000 - 10.000 nucleotide. Chúng ngắn đi sau mỗi lần phân bào và do hậu quả của stress. Một nghiên cứu trước đây từng phát hiện, chiều dài của telomere có thể giúp phỏng đoán tuổi thọ ở người một cách đáng tin cậy.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia nhận thấy, những cư dân Detroit có thu nhập thấp, bất kể chủng tộc như thế nào, đều sở hữu telomere ngắn hơn mức trung bình của người dân toàn nước Mỹ. Họ nhận định chắc chắn đã có các ảnh hưởng của việc sống trong các khu dân cư nghèo đói và bị chia tách về chủng tộc.
Trong các đối tượng nghiên cứu, sự liên quan giữa sắc tộc và thu nhập với chiều dài của telomere khác nhau rất nhiều. Cụ thể là, các telomere ngắn nhất thuộc về những người nghèo da trắng, trong khi những người trung lưu da trắng lại sở hữu telomere dài nhất.
Cư dân Detroit da đen có chiều dài các telomere tương đương nhau bất chấp mức thu nhập, trong khi người gốc Mexico nghèo sở hữu telomere dài hơn những người gốc Mexico có thu nhập cao hơn. Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Arline Geronimus, tuyên bố, hiện tượng này là do, người gốc Mexico nghèo lớn lên trong các môi trường ít căng thẳng hơn, với một hệ thống hỗ trợ và sự định hướng văn hóa không làm tổn hại cảm nhận tự tôn của họ.
Để giải thích về các khác biệt về chiều dài telomere ở nhóm người da đen, các tác giả nghiên cứu cho biết: "Sự cách biệt giữa người da đen nghèo và không nghèo trong cuộc sống hàng ngày ít rõ thấy hơn giữa người da trắng nghèo và không nghèo".

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
