Ai Cập phát hiện nhiều bức vẽ về hoạt động mai táng thời cổ đại
Các chuyên gia khảo cổ cho biết tìm thấy nhiều bức vẽ mô tả hoạt động tang lễ cùng một số lượng lớn bùa hộ mệnh và hàng trăm con dấu liên quan tang lễ.
Quan tài bằng đá hoa cương màu hồng nặng 10 tấn dành cho quan đại thần của Pharaoh Sobekhotep II. (Nguồn: Daily Mail/AFP)
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ngày 25/1 cho biết các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện cụm mộ gia đình ở bờ Tây thành phố Luxor, miền Nam nước này. Kết quả giám định sơ bộ cho thấy những ngôi mộ nêu trên được xây dựng trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ hai của Ai Cập (1677-1550 trước Công nguyên).
Thông báo của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập nêu rõ: "Những ngôi mộ này được xây dựng trên một khu vực rộng 50m x 70m, bao gồm 30 huyệt chôn cất".
Tại một trong số những huyệt mộ nêu trên, các chuyên gia đã tìm thấy một chiếc quan tài bằng đá hoa cương màu hồng nặng 10 tấn dành cho quan đại thần của Pharaoh Sobekhotep II, thuộc vương triều thứ 13 của Thời kỳ Chuyển tiếp thứ hai.
Ở di chỉ khảo cổ này, các chuyên gia tìm thấy nhiều bức vẽ mô tả hoạt động tang lễ, trong đó có hình ảnh một quan chức đang dâng vật hiến tế cho pharaoh Sobekhotep II.
Ngoài ra, một tòa nhà xây bằng gạch bùn, được sử dụng trong các lễ hiến tế cũng được phát lộ. Trong tòa nhà này cũng có nhiều bức tượng mang các biểu tượng chữ tượng hình, một số lượng lớn bùa hộ mệnh và hàng trăm con dấu liên quan tang lễ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
