Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần 4.000 năm tại thành phố Luxor, vùng Thượng Ai Cập.

Trong thông báo ngày 4/5, Bộ Khảo cổ Ai Cập cho biết khu vườn mộ nói trên được phát lộ trong khi các nhà khoa học tiến hành khai quật khoảng sân phía trước một ngôi mộ đá thuộc thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng năm 2050 - 1800 trước Công nguyên) của Ai Cập cổ đại, ở khu vực nghĩa trang Draa Abul Nagaa - gần Thung lũng các vị Vua.

Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát lộ tàn tích một khu mộ ở thành phố cổ Thebes. (Ảnh: minh họa).

Khu vườn có hình chữ nhật, với kích thước 3x2m, được chia thành những ô vuông rộng 30cm. Trên mỗi ô này lại có hai bậc cao được cho là để trồng hoa hoặc những bụi cây nhỏ.

Theo bộ trên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát lộ tàn tích một khu mộ ở thành phố cổ Thebes, mặc dù cũng tại khu vực này hồi tháng trước họ đã phát hiện nhiều bộ hài cốt 3.500 năm tuổi và hơn 1.000 bức tượng sử dụng trong các lễ tang.

Các nhà khảo cổ cho rằng việc phát hiện khu vườn có thể gợi mở những hình dung về cảnh quan, môi trường và kỹ thuật làm vườn ở Thebes - một trong những thành phố quan trọng nhất thời Ai Cập cổ đại, khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Khu vườn vừa được phát lộ có thể mang ý nghĩa biểu tượng và đóng vai trò quan trọng trong các nghi thức tang lễ thời bấy giờ.

Là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ nhất thế giới, Chính phủ Ai Cập luôn rất nỗ lực để bảo tồn các di sản khảo cổ của mình.

Ngoài ra, việc khám phá bí mật của các vị pharaoh và các tập quán văn hóa trong suốt lịch sử của đất nước, cũng nằm trong những nỗ lực khôi phục ngành du lịch đang bị suy thoái trầm trọng trong vài năm qua, do bất ổn chính trị và các vấn đề về an ninh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Giới khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài tôm kỳ lạ 508 triệu năm tuổi, chúng được coi là động vật chân đốt cổ xưa nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 05/05/2017
Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài khủng long ăn cỏ Galeamopus pabsti với kích thước đồ sộ có thể dùng đuôi để đánh đuổi những con khủng long ăn thịt nguy hiểm.

Đăng ngày: 05/05/2017
Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Một con côn trùng cổ đại được tìm thấy trong hổ phách có niên đại 100 triệu năm tuổi với đầu và hai mắt lớn giống sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 05/05/2017
Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Trong đợt trùng tu lớn lần này, ​các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam hết sức bất ngờ khi phát hiện một con đường cổ và bờ tường dẫn chìm trong lòng đất.

Đăng ngày: 03/05/2017
Tìm ra hóa thạch có khả năng viết lại toàn bộ lịch sử về con người

Tìm ra hóa thạch có khả năng viết lại toàn bộ lịch sử về con người

Con người cần rất nhiều thời gian để xâm chiếm toàn bộ Trái đất. Nhưng lịch sử của quá trình đó có nguy cơ bị viết lại hoàn toàn chỉ vì một hóa thạch.

Đăng ngày: 30/04/2017
Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở Trung Quốc

Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở Trung Quốc

Hóa thạch trứng khủng long có niên đại 70 triệu năm tuổi được phát hiện tại một địa điểm xây dựng ở phía đông nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/04/2017
Bộ que tính tre của Trung Quốc là công cụ tính thập phân cổ nhất

Bộ que tính tre của Trung Quốc là công cụ tính thập phân cổ nhất

Ngày 23/4, Sách kỷ lục Guinness đã công nhận một bộ que tính bằng tre của Trung Quốc tồn tại từ hơn 2.300 năm nay là công cụ tính thập phân cổ xưa nhất thế giới.

Đăng ngày: 28/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News