"Ai đó ở Đông Á" đang phá hủy tầng Ozone của Trái đất bằng hóa chất cấm

Các nhà khoa học cho rằng một khu vực bí ẩn nào đó ở Đông Á là nguyên nhân của việc gia tăng chất CFC gây ảnh hưởng đến tầng ozone trong thời gian gần đây.

Theo Business Insider, Chlorofluorocarbon, thường được gọi theo tên viết tắt là CFC, là một hợp chất hữu cơ chứa carbon, clo và flo. Nó góp phần vào sự suy giảm ozone trong tầng khí quyển cao, và các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân đến từ một nguồn không xác định ở Đông Á. Thông tin này đến từ một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 16 tháng 5.

CFC là một chất thường được ứng dụng vào trong các thiết bị làm lạnh trước khi bị cấm: tủ lạnh, điều hòa,... Chúng được sử dụng rộng rãi bởi vì chúng được kiểm soát dễ dàng và là một chất chống cháy tuyệt vời.

Ai đó ở Đông Á đang phá hủy tầng Ozone của Trái đất bằng hóa chất cấm
Chất cấm CFC góp phần vào sự suy giảm ozone trong tầng khí quyển cao.

Nhưng cuối những năm 1980, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng CFC đang tạo ra một lỗ hổng trên tần ozone của Trái Đất, đặc biệt là ở khu vực Nam Cực. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1989, 12 nước châu Âu cam kết cấm tất cả việc sản xuất CFC và sau đó thỏa thuận này được gọi là Nghị định thư Montreal.

Theo dự tính, đến năm 2010, việc sản xuất CFC trên thế giới sẽ chấm dứt. Tất nhiên, điều này sẽ làm tăng giá CFC trên thị trường chợ đen, vì vậy nó không bao giờ có hiệu quả 100%.

Tỷ lệ phát thải CFC giảm đáng kể cho đến năm 2012 (giảm đột ngột khoảng 50%).

Nghiên cứu của Nature phát hiện ra rằng lượng khí thải CFC-11 đã bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2014 đến năm 2016, nó đã tăng tới 25% so với mức trung bình trong khí quyển từ năm 2002 đến 2012.

Đây là biểu đồ:

Ai đó ở Đông Á đang phá hủy tầng Ozone của Trái đất bằng hóa chất cấm

Để so sánh, đây là tỷ lệ của hai CFC gây hại khác:

Ai đó ở Đông Á đang phá hủy tầng Ozone của Trái đất bằng hóa chất cấm

Tác giả chính của nghiên cứu, người làm việc cho US National Oceanic and Atmospheric Administration cho biết: "Chúng tôi đang muốn cảnh báo cho cộng đồng toàn cầu rằng đây là những gì đang xảy ra và nó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tầng ozone".

Đây là lần đầu tiên lượng khí thải của một trong ba dạng tồn tại lâu dài của CFC tăng lên (kể từ thời điểm cuối những năm 1980).

CFC-11 là phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất trong tủ lạnh, tủ đông.

Nghiên cứu trên cho biết: "Sự gia tăng phát thải CFC-11 không liên quan đến sản xuất trong quá khứ, nghĩa là nó xuất phát từ các hoạt động sản xuất mới mà chưa được thống kê".

Nhóm nghiên cứu của nó đã loại trừ CFC-11 được giải phóng khỏi sự phá hủy các tòa nhà với hệ thống cách nhiệt cũ (hệ thống này sử dụng CFC-11) vì dữ liệu không phù hợp. Và cũng không có bất kỳ sự gia tăng theo thời gian nào của các mẫu gió và điều kiện khí quyển bởi vì các phát thải khí khác không tăng lên.

Câu trả lời duy nhất chỉ đơn giản là sự gia tăng sử dụng, và bởi vì nồng độ CFC đã tăng ở Nam bán cầu nhiều hơn Bắc bán cầu, "một nơi nào đó ở Đông Á" là thủ phạm có khả năng nhất.

Nghiên cứu cho biết thêm, cần có thêm công trình để tìm ra chính xác lý do tại sao lượng phát thải CFC-11 đang gia tăng và từ đó có biện pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
65 người chết trong đợt nắng nóng ở Pakistan

65 người chết trong đợt nắng nóng ở Pakistan

Edhi cho biết hầu hết người chết được đưa tới nhà xác là những công nhân nhà máy tới từ các khu vực thu nhập thấp ở Karachi là Landhi và Korangi.

Đăng ngày: 22/05/2018
Vì sao “Sài Gòn sáng nắng chiều mưa”?

Vì sao “Sài Gòn sáng nắng chiều mưa”?

Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa gió trái ngược nhau đem đến kiểu thời tiết hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa.

Đăng ngày: 22/05/2018
Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa

Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa

Bạn sẽ chọn cứu lấy hành tinh mình đang sống hay vì tiện lợi mà lại tiếp tục sử dụng chai nhựa, túi nilon? Đó cũng là tên chiến dịch vì môi trường mới nhất của tạp chí National Geographic.

Đăng ngày: 22/05/2018
Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii

Ảnh chụp cho thấy bầu trời bị nhuộm màu đỏ do dung nham cháy rực ngay trước sân nhà của cư dân.

Đăng ngày: 20/05/2018
Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Cơ quan Theo dõi núi lửa Hawaii cho biết vụ nổ trong miệng núi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea đã tạo ra một đám mây tro bụi cao đến 9.000m và đang theo gió cuốn về phía Tây Bắc.

Đăng ngày: 18/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News