Ăn côn trùng tốt cho môi trường hơn ăn chay dùng sản phẩm từ sữa

Hãng Reuters ngày 17/9 dẫn nghiên cứu của Trung tâm Johns Hopkins vì Tương lai đáng sống (Mỹ) cho thấy ăn các loài côn trùng, cá nhỏ và nhuyễn thể cũng ít tác động đến môi trường như ăn chay, trong khi lại đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng chế độ ăn trong đó mỗi ngày chỉ ăn một bữa có thịt, cá, và sản phẩm từ sữa sẽ ít gây biến đổi khí hậu và tiêu thụ nước hơn so với chế độ ăn chỉ gồm trứng và sữa.

Nguyên nhân do việc nuôi bò lấy sữa, bơ và phó mát cần nhiều đất đai, năng lượng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và sản sinh ra khí nhà kính khiến Trái đất nóng lên.

Ăn côn trùng tốt cho môi trường hơn ăn chay dùng sản phẩm từ sữa
Ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. (Ảnh: Nguyễn Văn Tam).

Nghiên cứu dựa trên lượng nước sạch được sử dụng và lượng khí nhà kính thải ra từ 9 chế độ ăn khác nhau tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chế độ ăn này bao gồm từ một ngày không thịt mỗi tuần, hoặc không ăn thịt đỏ, cho đến chế độ không ăn thịt động vật sống trên cạn và chế độ chỉ ăn thực vật.

Một nghiên cứu khác công bố hồi tháng 7 cho thấy ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. Những thử nghiệm cho thấy các loại côn trùng này rất giàu chất chống ô xy hóa và một số loài còn cao gấp 5 lần nước cam.

Trước nay, nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động kêu gọi chuyển sang chế độ ăn thực vật để kiềm chế biến đổi khí hậu và giảm phá rừng, do việc sản xuất thịt đỏ cần nhiều đất trồng cỏ và nguyên liệu chế biến thức ăn.

Theo báo cáo tháng trước của Ủy ban Khoa học của Liên Hiệp Quốc, nông nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác chiếm gần 1/4 lượng khí nhà kính do con người phát thải từ năm 2007-2016.

Ăn côn trùng tốt cho môi trường hơn ăn chay dùng sản phẩm từ sữa
Thực phẩm côn trùng giàu dinh dưỡng và tốt cho môi trường. (Ảnh: Nguyễn Văn Tam).

Tuy nhiên, theo phó giáo sư Keeve Nachman tại Đại học Johns Hopkins dẫn đầu nhóm nghiên cứu, không hề có mô hình chuẩn nào thích hợp cho tất cả mọi người.

Tại các nước thu nhập thấp và trung bình như Indonesia, người dân cần ăn nhiều protein động vật để có đủ dinh dưỡng.

Nghiên cứu kết luận khí nhà kính và việc sử dụng nước ở các nước nghèo có thể tăng lên để giảm nạn đói và suy dinh dưỡng, trong khi các nước thu nhập cao nên giảm tiêu thụ thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Tính trung bình, quá trình chăn nuôi, chế biến để phục vụ thịt bò gây phát thải khí nhà kính gấp 115 lần đối với các loại hạt và 40 lần so với đậu nành, nghiên cứu lưu ý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao có hoàng hôn màu tím? Nguyên nhân thực sự khiến ai cũng bất ngờ!

Vì sao có hoàng hôn màu tím? Nguyên nhân thực sự khiến ai cũng bất ngờ!

AI mà biết nguồn cơn của cảnh tượng kỳ vĩ này lại xuất phát từ một nơi xa đến vậy?

Đăng ngày: 17/09/2019
Sẽ không còn đủ chuối cung cấp cho loài người ăn vì biến đổi khí hậu?

Sẽ không còn đủ chuối cung cấp cho loài người ăn vì biến đổi khí hậu?

Một trong những loại cây ăn quả đem lại nguồn thu lớn và quan trọng bậc nhất trên thế giới là chuối đang đứng trước nguy cơ tụt sản lượng nghiêm trọng, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung. Nguyên nhân không gì khác chính là biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 16/09/2019
Chiếc túi này chính là thứ sẽ thay đổi toàn bộ cuộc chiến chống nhựa trên toàn thế giới

Chiếc túi này chính là thứ sẽ thay đổi toàn bộ cuộc chiến chống nhựa trên toàn thế giới

Nếu sinh vật biển có ăn phải chiếc túi này, chúng cũng... chẳng sao cả, thậm chí là béo tốt lên.

Đăng ngày: 16/09/2019
Australia biến

Australia biến "rác" súp lơ và bông cải xanh thành thảo dược

Người nông dân Australia đang hy vọng không lâu nữa họ sẽ có thể sản xuất ra các viên thuốc bổ từ bông cải xanh và súp lơ.

Đăng ngày: 16/09/2019

"Quỷ lửa" xuất hiện trong trang trại

Điều kiện thời tiết thích hợp tạo ra gió xoáy, khiến lửa bốc lên cao vài mét trước sự chứng kiến của các công nhân.

Đăng ngày: 16/09/2019
Nước biển dâng đe dọa nhấn chìm thành phố cảng Alexandria của Ai Cập

Nước biển dâng đe dọa nhấn chìm thành phố cảng Alexandria của Ai Cập

Alexandria, thành phố xinh đẹp nằm bên cạnh bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 15/09/2019
Sông băng lớn nhất dãy Alps có thể biến mất vào năm 2100

Sông băng lớn nhất dãy Alps có thể biến mất vào năm 2100

Nghiên cứu do các nhà khoa học Thụy Sĩ công bố hôm 11/9 cho thấy tốc độ tan chảy đáng báo động của sông băng Aletsch.

Đăng ngày: 13/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News