Ấn Độ "đánh thức" tàu đổ bộ và tàu thăm dò bất thành: Sứ mệnh Mặt trăng kết thúc tại đây?

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (IRSO) xác nhận, tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan thuộc sứ mệnh Mặt trăng Chandrayaan-3 đã không thức dậy vào ngày 22/9 theo tính toán ban đầu, trong khi các nhà khoa học Ấn Độ vẫn đang nỗ lực tìm cách để "đánh thức" chúng.

Trước đó, sứ mệnh Chandrayaan-3 với cú hạ cánh thành công hôm 23/8 đã đưa Ấn Độ thành quốc gia thứ tư trong lịch sử đổ bộ lên Mặt Trăng, sau Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc.

Trong hai tuần sau đó, tàu thăm dò Pragyan đã khám phá chi tiết khu vực hạ cánh là vùng cực Nam của Mặt trăng, trong khi tàu đổ bộ Vikram thực hiện một loạt thí nghiệm, bao gồm đo nhiệt độ lớp trên cùng của vỏ thiên thể.


Hình ảnh 3D của tàu đổ bộ Vikram trên cực nam của Mặt trăng. (Ảnh: PTI).

Theo trang tin Firstpost (Ấn Độ), tàu thăm dò Pragyan được đưa vào chế độ ngủ vào ngày 2/9, còn tàu đổ bộ Vikram là ngày 4/9 khi màn đêm buông xuống trên Mặt trăng và bộ pin cạn năng lượng. Lần mặt trời mọc tiếp theo trên Mặt trăng là ngày 22/9. IRSO hy vọng tấm pin năng lượng mặt trời sẽ sạc điện trở lại và đánh thức bộ đôi này.

Sau khi cài đặt chế độ ngủ cho tàu thăm dò, ISRO cho biết: "Tàu thăm dò đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bây giờ nó đã được đỗ an toàn và chuyển sang chế độ ngủ… Hiện tại, pin đã được sạc đầy. Tấm pin mặt trời được định hướng để nhận ánh sáng vào lúc bình minh tiếp theo dự kiến vào ngày 22/9/2023…"

Sân bay vũ trụ châu Âu tại Kourou (trên đảo Guyan thuộc Pháp) và Hệ thống Chỉ huy và Giám sát Đo đạc từ xa của IRSO (ISTRAC) tại Bengaluru (Ấn Độ) đã phát đi tín hiệu nhưng vẫn không có phản hồi.

Điều kiện khắc nghiệt trên Mặt trăng

Theo các nhà khoa học, ban đêm trên Mặt trăng rất lạnh. Nhiệt độ gần các cực của Mặt trăng giảm xuống từ âm 180 độ C đến âm 253 độ C. Tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan không được thiết kế để tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy. Có bóng tối tuyệt đối trên Mặt trăng nên sứ mệnh sử dụng năng lượng mặt trời không sạc được pin. Và có khả năng pin của chúng đã bị ảnh hưởng do thời tiết quá lạnh.

Manish Purohit - cựu nhà khoa học ISRO, người đã tham gia vào các sứ mệnh Chandrayaan-2 và Mangalyaan, đồng thời là chuyên gia về pin mặt trời – nói: "Vikram và Pragyan dự kiến sẽ thức dậy sau khi vượt qua những đêm khắc nghiệt trên Mặt trăng, nơi nhiệt độ giảm xuống âm 180 độ C. Cơ hội hồi sinh hoàn toàn phụ thuộc vào những tấm pin còn sót lại sau những đêm dài trên Mặt trăng".

A.S. Kiran Kumar - Cựu Chủ tịch ISRO - nói rằng, nhiều bộ phận có thể không tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt trên Mặt trăng.


Hình minh họa tàu thăm dò Pragyan thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3 di chuyển trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: PTI).

Theo một báo cáo trên trang Space.com, Tàu đổ bộ Vikram và tàu thăm dò Pragyan không được trang bị máy sưởi thường được sử dụng cho các sứ mệnh Mặt trăng.

"Những máy sưởi này, được gọi là bộ gia nhiệt đồng vị phóng xạ (RHU), hoạt động bằng cách bức xạ nhiệt thụ động để giữ cho phần cứng trên tàu vũ trụ ở nhiệt độ hoạt động ổn định. Thông thường nhất, RHU được sử dụng trong các sứ mệnh không gian sẽ chuyển đổi nhiệt sinh ra từ sự phân rã tự nhiên của các phiên bản phóng xạ của plutonium hoặc polonium thành năng lượng điện. Quá trình này cuối cùng làm ấm phần cứng của tàu vũ trụ, mặc dù hầu như chỉ đủ để giúp nó tồn tại ở nhiệt độ rất lạnh", báo cáo cho biết.

Nếu không có máy sưởi, khả năng sống sót của Vikram và Pragyan sẽ là rất ít.

Liệu còn có cơ hội hồi sinh?

M. Sankaran - Giám đốc Trung tâm vệ tinh UR Rao, trung tâm lãnh đạo sứ mệnh Chandrayaan-3 nói: "Tàu đổ bộ và tàu thám hiểm vẫn chưa thức dậy. Mặc dù khả năng chúng thức dậy sau khi đêm trên Mặt trăng kết thúc trong 14 ngày tới là rất mong manh, nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ hy vọng này."

ISRO đã nói trước đó rằng, nếu bộ đôi này không thức dậy, "chúng sẽ mãi mãi ở đó với tư cách là Đại sứ Mặt trăng của Ấn Độ".

Theo Firstpost, Vikram và Pragyan không được thiết kế để quay trở lại Trái đất.


Trong hình ảnh do ISRO công bố vào ngày 30/8, tàu đổ bộ Vikram được nhìn thấy trên bề mặt Mặt trăng khi được chụp bởi camera điều hướng (NavCam) trên tàu thăm dò Pragyan.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 đã đạt được gì?

Bất chấp nhiều nỗ lực đánh thức bộ đôi Vikram và Prayaan đã thất bại, S. Somanath - Chủ tịch ISRO - tin rằng, sứ mệnh Mặt trăng phần lớn đã thành công vì nó đã hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Người đứng đầu ISRO nói với giới truyền thông trước đó rằng: "Không sao nếu nó không thức dậy vì tàu thăm dò đã làm được những gì nó dự kiến làm."

Theo Firstpost, mục tiêu chính của sứ mệnh là hạ cánh mềm tàu vũ trụ trên Mặt trăng. Cùng với đó, Ấn Độ đã gia nhập số ít các quốc gia đã đạt được thành tích này, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô cũ. Ấn Độ cũng trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh gần cực nam trên bề mặt Mặt trăng.

Trong sứ mệnh này, tàu thăm dò đã di chuyển quãng đường khoảng 100 mét và phát hiện sự hiện diện của một số nguyên tố trên Mặt trăng, bao gồm việc lần đầu tiên phát hiện ra lưu huỳnh.

Bởi vậy, ISRO cho rằng, nhiệm vụ đã thành công vượt quá mong đợi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News