Tàu đổ bộ Ấn Độ phát hiện âm thanh "lạ" trên Mặt trăng, vẫn chưa rõ nguồn gốc từ đâu

Những tiếng động chưa rõ nguồn gốc đã ghi lại bởi Thiết bị đo hoạt động địa chấn Mặt trăng (ILSA) trên tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ có thể vừa ghi lại dữ liệu địa chấn đầu tiên trên Mặt trăng kể từ những năm 1970. Nếu được xác nhận là dữ liệu địa chấn tự nhiên, nó có thể giúp các nhà khoa học hiểu được cấu trúc bên trong của vệ tinh này.

Theo đó, những tiếng động lớn đã được ghi lại bởi Thiết bị đo hoạt động địa chấn mặt trăng (ILSA) trên tàu đổ bộ Vikram. Đây là thiết bị dựa trên công nghệ Hệ thống cơ điện vi mô (MEMS) đầu tiên được triển khai trên Mặt trăng, vốn có thể ghi lại các tiếng động địa chấn khi xe tự hành Pragyan di chuyển trên bề mặt.

Tuy nhiên, thiết bị này cũng có thể thu được những âm thanh tạo ra từ một sự kiện tự nhiên, chẳng hạn như một trận động đất hoặc một vụ va chạm.

"Mục tiêu chính của ILSA là đo độ rung trên mặt đất do các trận động đất, các vụ va chạm hoặc do các sự kiện nhân tạo gây ra. Các rung động được ghi lại trong quá trình điều hướng của tàu thăm dò vào ngày 25 tháng 8 năm 2023", Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết.

"Ngoài ra, một sự kiện có vẻ xuất phát từ tự nhiên đã được ghi lại vào ngày 26 tháng 8 năm 2023 cũng được ghi nhận. Nguồn gốc của sự kiện này hiện đang được điều tra".


Tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ trên bề mặt tại cực Nam của Mặt trăng. (Ảnh: Internet).

Cho đến nay, dữ liệu địa chấn tốt nhất mà chúng ta có được về Mặt Trăng đến từ chương trình Apollo, vốn diễn ra vào cuối những năm 1960 và 1970.

Các nhà khoa học đang rất muốn thực hiện nhiều nghiên cứu kĩ hơn, đặc biệt là khi chúng ta vẫn chưa biết lớp vỏ và phần lõi của Mặt trăng được sắp xếp như thế nào.

Thông thường, dữ liệu địa chấn sẽ phải được thu thập trong một thời gian dài để giải đáp bí ẩn này. Mặc dù chỉ mới được vài tuần kể từ khi sứ mệnh ISRO hạ cánh trên Mặt trăng, nhưng nó đã tiến hành một loạt quan sát khoa học và phát hiện ra các nguyên tố đầu tiên ở cực Nam vệ tinh này.

Ở thời điểm hiện tại, cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều đang ở chế độ "ngủ", do cả thai thiết bị này đều nằm ở phần tối ở Mặt trăng, vốn không được ánh sáng Mặt trời soi chiếu trong khoảng 14 ngày.

Vikram và Pragyan, giống như các sứ mệnh mặt trăng khác trước đó, sử dụng năng lượng mặt trời, đồng nghĩa với việc chúng sẽ "ngủ" vào ban đêm khi pin không thể sạc lại. Tuy nhiên, Vikram và Pragyan sẽ thức dậy vào ngày 22 tháng 9, khi chúng bắt đầu hành trình khám phá cực Nam bí ẩn của Mặt trăng.

Vẫn còn nhiều thứ để khám phá bên dưới bề mặt của Mặt trăng

Đương nhiên, các sứ mệnh thăm dò của Ấn Độ hay bất kì quốc gia nào khác vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá, đặc biệt là khi cực Nam của Mặt trăng tồn tại một trong những hố va chạm có kích thước lớn nhất trong Hệ mặt trời. Với đường kính 2.500 km và độ sâu giữa 6,2 và 8,2 km, nó còn được gọi là bồn địa Nam Cực–Aitken, nằm ở mặt phía xa của Mặt trăng.

Bồn địa Nam Cực–Aitken có thể được sử dụng để hiểu thành phần bên trong của Mặt trăng cũng như nghiên cứu lịch sử của nó. Đây cũng là "phòng thí nghiệm" tốt nhất để nghiên cứu tác động thảm khốc lên bề mặt của một hành tinh đá sẽ như thế nào.

Thực tế, bồn địa Nam Cực–Aitken còn thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu bởi một "vật thể" dị thường ẩn dưới bề mặt của nó, khi được các nhà khoa học phát hiện lần đầu vào năm 2019.


Khối kim loại đang ẩn dưới miệng hố va chạm lớn nhất trong Hệ Mặt trời, bồn địa Nam Cực–Aitken của Mặt trăng (màu xanh đậm). (Ảnh: NASA).

Cụ thể, các nhà khoa học hành tinh đã phát hiện ra một cấu trúc nặng khoảng 2,18 tỷ tỷ kilôgam và trải dài hơn 300km (186 dặm) theo chiều sâu. Để dễ hình dung, khối lượng kim loại này lớn gấp 5 lần Đảo Lớn của Hawaii. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ bồn địa Nam Cực–Aitken có thể chứa kim loại từ một thiên thạch từng va chạm với bề mặt Mặt trăng, hình thành nên hố va chạm.

Được biết, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các tàu thăm dò thuộc sứ mệnh GRAIL của NASA, vốn có nhiệm vụ đo lường những thay đổi dù là nhỏ nhất trong trường hấp dẫn của Mặt trăng. Những quan sát này có thể được sử dụng để nghiên cứu thành phần bên trong của vệ tinh tự nhiên của chúng ta. Hóa ra, khối lượng mà họ đo được đủ lớn để kéo toàn bộ đáy lòng chảo lửa có đường kính khoảng 2.500 km xuống sâu gần một km (hơn nửa dặm).

Nhóm nghiên cứu cũng đã chạy các mô phỏng trên máy tính để giải thích sự bất thường trên. Theo đó, không loại trừ khả năng, khi thiên thạch va chạm vào Mặt trăng khoảng 4 tỷ năm trước, nó vẫn nằm trong lớp phủ thay vì chìm vào lõi. Một cách giải thích khác tập trung vào sự hóa rắn của Mặt trăng, gợi ý rằng nồng độ oxit dày đặc có thể đã hình thành khi đại dương magma nguội đi và lắng xuống.

Tuy nhiên, bồn địa Nam Cực–Aitken không phải là phần duy nhất của Mặt trăng ẩn chứa những cấu trúc khổng lồ gây tò mò bên dưới bề mặt của nó. Các nhà thiên văn học đã công bố việc phát hiện ra một khối tỏa nhiệt khổng lồ bên dưới miệng núi lửa Compton và Belkovich ở phía xa của Mặt trăng vào tháng trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News