Ấn Độ đưa vào sử dụng vaccine ngừa Covid-19 công nghệ DNA đầu tiên trên thế giới

Chính quyền thành phố Patna, bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ đã tiến hành tiêm phòng Covid-19 cho người dân bằng vaccine công nghệ DNA có tên gọi ZyCov-D.

ZyCov-D là loại vaccine DNA plasmid đầu tiên trên thế giới, được nhà sản xuất vaccine Zydus Cadila có trụ sở tại Ahmedabad, Ấn Độ sản xuất.

Ấn Độ đưa vào sử dụng vaccine ngừa Covid-19 công nghệ DNA đầu tiên trên thế giới
Chính quyền thành phố Patna, bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 ZyCov-D cho người dân. (Nguồn: ANI)

Vào đầu năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ZyCov-D. Thông qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng, vaccine đạt hiệu quả khoảng 66% đối với các trường hợp có triệu chứng.

Không giống như hầu hết các loại vaccine Covid-19 khác, ZyCoV-D được triển khai với 3 liều tiêm, với khoảng cách tương ứng là 28 và 56 ngày so với liều đầu tiên. Đặc biệt, loại vaccine này không sử dụng kim tiêm. Các bác sĩ sử dụng một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao để đưa vaccine vào cơ thể qua bề mặt da.

Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép sử dụng loại vaccine này cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

Vaccine của hãng Zydus Cadila là loại vaccine thứ hai do Ấn Độ nghiên cứu và sản xuất được cấp phép sử dụng ở nước này, sau vaccine Covaxin của Công ty Dược phẩm Bharat Biotech.

Các nhà chức trách Ấn Độ đang tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho người dân kéo dài 1 năm qua. Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, hơn 93% dân số trưởng thành nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19, trong khi hơn 69,8% đã được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi Covid-19 trên toàn quốc đã được cải thiện lên khoảng 95%.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Di chứng tim mạch hậu Covid-19 nguy hiểm thế nào?

Di chứng tim mạch hậu Covid-19 nguy hiểm thế nào?

Biến chứng Covid-19 lên tim và mạch máu có thể khiến người bệnh tử vong nếu cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.

Đăng ngày: 29/01/2022
Nghiên cứu chỉ ra cách để đạt được

Nghiên cứu chỉ ra cách để đạt được "siêu miễn dịch" Covid-19

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine sẽ có khả năng miễn dịch " đáng kinh ngạc".

Đăng ngày: 28/01/2022
Cần làm gì nếu bạn nhiễm biến chủng Omicron?

Cần làm gì nếu bạn nhiễm biến chủng Omicron?

Nếu nhiễm biến chủng Omicron, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của y tế địa phương, chủ động cách ly, theo dõi sức khỏe.

Đăng ngày: 28/01/2022
Top 11 thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu các triệu chứng Covid-19

Top 11 thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu các triệu chứng Covid-19

Khi không may bị nhiễm Covid-19, việc ăn uống đầy đủ giúp cung cấp dinh dưỡng để bệnh nhân tăng cường sức khỏe là rất cần thiết.

Đăng ngày: 27/01/2022
Giới khoa học kinh ngạc trước 13 đột biến ngược quy luật của Omicron

Giới khoa học kinh ngạc trước 13 đột biến ngược quy luật của Omicron

Khi Omicron bắt đầu xuất hiện ở miền nam châu Phi vào tháng 11 năm ngoái, giới khoa học đã rất ngạc nhiên trước cấu tạo bộ gien của nó.

Đăng ngày: 26/01/2022
Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?

Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?

Đây là câu hỏi thường trực với nhiều F0 khi muốn gặp lại bạn bè, người thân. Họ thắc mắc nên tự cách ly trong bao lâu để đảm bảo không còn khả năng lây nhiễm cho người khác.

Đăng ngày: 26/01/2022
Biến chủng Omicron có thể tạo ra siêu miễn dịch cho con người

Biến chủng Omicron có thể tạo ra siêu miễn dịch cho con người

Biến chủng Omicron được đánh giá có thể mang tới chìa khóa giúp nhân loại thoát khỏi Covid-19, trong bối cảnh vaccine không giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Đăng ngày: 25/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News