Giới khoa học kinh ngạc trước 13 đột biến ngược quy luật của Omicron

Khi Omicron bắt đầu xuất hiện ở miền nam châu Phi vào tháng 11 năm ngoái, giới khoa học đã rất ngạc nhiên trước cấu tạo bộ gene của nó.

Những biến thể được phát hiện trước đây khác với phiên bản ở Vũ Hán ở hàng chục đột biến, còn Omicron có tới 53 đột biến, một sự nhảy vọt đáng kinh ngạc trong quá trình tiến hóa của virus.

Trong một nghiên cứu đăng tải tuần trước, một nhóm nhà khoa học quốc tế nhấn mạnh nhiều hơn vào sự bí ẩn xung quanh số đột biến này.

Nhóm nghiên cứu tìm ra rằng trong 53 đột biến đó có 13 đột biến hiếm thấy, thậm chí chưa từng xuất hiện, trong những virus corona khác. Điều này gợi ý rằng đáng lẽ những đột biến đó phải gây hại cho Omicron.

Giới khoa học kinh ngạc trước 13 đột biến ngược quy luật của Omicron
Omicron có những đột biến chưa từng thấy ở các virus corona trước đây. (Ảnh: ST).

Nhưng thay vào đó, khi phối hợp với nhau, những đột biến này có vẻ trở thành chìa khóa cho một số chức năng quan trọng nhất của Omicron.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định xem bằng cách nào Omicron bất chấp các quy luật tiến hóa bình thường và dùng những đột biến đó để trở thành một trung gian truyền bệnh thành công đến vậy.

"Có một bí ẩn ở đây và ai đó phải tìm ra", TS Darren Martin, một chuyên gia về virus tại ĐH Cape Town, Nam Phi, nói. Ông là một trong những người tham gia nghiên cứu mới.

Phủ nhận logic

Đột biến là hiện tượng thường thấy trong sự tồn tại của virus corona. Mỗi lần virus nhân bản bên trong một tế bào, có khả năng tế bào sẽ tạo ra phiên bản lỗi của bộ gene.

Nhiều đột biến trong số đó sẽ khiến những virus mới bị lỗi và không thể cạnh tranh với các virus khác.

Nhưng đột biến cũng có thể cải thiện khả năng của virus, giúp virus bám chặt hơn vào tế bào hoặc tái tạo nhanh hơn. Các virus thừa hưởng đột biến có lợi có thể đánh bại những virus khác.

Trong hầu hết năm 2020, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những dòng virus corona khác nhau trên thế giới đang dần dần có một số đột biến. Quá trình tiến hóa này diễn ra chậm và đều cho đến cuối năm đó.

Tháng 12/2020, các nhà khoa học Anh vui mừng khi phát hiện ra biến chủng virus mới ở Anh mang 23 đột biến không có ở chủng virus được cô lập ở Vũ Hán, Trung Quốc, cách đó 1 năm.

Biến chủng mới, được đặt tên là Alpha, nhanh chóng trở nên phổ biến khắp thế giới. Trong năm 2021, những biến chủng lây lan nhanh hơn xuất hiện, trong đó biến chủng Delta với 20 đột biến đặc biệt, lấn át Alpha và trở thành biến chủng thống trị trong mùa hè năm ngoái.

Sau đó, Omicron xuất hiện, với số lượng đột biến cao hơn gấp đôi các biến chủng trước.

Ngay sau khi Omicron xuất hiện, TS. Martin và các đồng nghiệp đã bắt tay vào xây dựng lại quá trình tiến hóa của virus bằng cách so sánh 53 đột biến của Omicron với những virus corona khác.

Omicron có một số đột biến giống Delta và các chủng khác, gợi ý rằng chúng từng xuất hiện nhiều lần và sự chọn lọc tự nhiên đã có lợi cho chúng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm thấy một mô hình khác khi họ nhìn vào protein gai trên bề mặt của Omicron và cho phép nó bám vào các tế bào.

Gai của Omicron có 30 đột biến. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng 13 đột biến trong số đó cực kỳ hiếm gặp ở những virus corona khác, ngay cả ở những virus họ hàng được tìm thấy ở dơi.

13 đột biến đó chưa từng thấy ở hàng triệu bộ gene virus corona mà các nhà khoa học đã sắp xếp được từ khi đại dịch bắt đầu xuất hiện.

Nếu một đột biến có lợi có virus, hoặc thậm chí trung hòa, các nhà khoa học cho rằng nó sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những biến chủng khác.

Nhưng nếu đó là những đột biến hiếm gặp hoặc vắng mặt hoàn toàn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng có hại cho virus, ngăn virus sinh sôi.

TS Martin cho rằng những đột biến như vậy sẽ gây lỗi, khiến virus không thể tồn tại lâu và sẽ chết.

Tuy nhiên, Omicron đã phủ nhận logic đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?

Sau bao lâu F0 không còn khả năng phát tán nCoV?

Đây là câu hỏi thường trực với nhiều F0 khi muốn gặp lại bạn bè, người thân. Họ thắc mắc nên tự cách ly trong bao lâu để đảm bảo không còn khả năng lây nhiễm cho người khác.

Đăng ngày: 26/01/2022
Biến chủng Omicron có thể tạo ra siêu miễn dịch cho con người

Biến chủng Omicron có thể tạo ra siêu miễn dịch cho con người

Biến chủng Omicron được đánh giá có thể mang tới chìa khóa giúp nhân loại thoát khỏi Covid-19, trong bối cảnh vaccine không giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Đăng ngày: 25/01/2022
Một dòng phụ của biến chủng Omicron đang phát triển nhanh, đã lan tới 40 quốc gia

Một dòng phụ của biến chủng Omicron đang phát triển nhanh, đã lan tới 40 quốc gia

Cơ quan An ninh Y tế của Anh (UKHSA) hôm 21/1 cho biết họ đang theo dõi một dòng phụ của biến chủng Omicron, nói rằng nó có thể có phát triển nhanh.

Đăng ngày: 24/01/2022
Khẩu trang vải có chống được biến thể Omicron không?

Khẩu trang vải có chống được biến thể Omicron không?

Theo chuyên gia, khẩu trang vải vẫn có hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi Covid-19, bao gồm cả biến thể Omicron, miễn là vừa vặn và có chất liệu phù hợp.

Đăng ngày: 24/01/2022
Ý nghĩa giá trị Ct trong xét nghiệm SARS-CoV-2 realtime RT-PCR

Ý nghĩa giá trị Ct trong xét nghiệm SARS-CoV-2 realtime RT-PCR

Giá trị ngưỡng chu kỳ Ct (cycle threshold) xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR đối với coronavirus và xác định xem một người có dương tính với COVID-19 hay không.

Đăng ngày: 24/01/2022
Clip nhỏ nước cam vào que test Covid-19, lên liền 2 vạch gây hoang mang, lý do thực là gì?

Clip nhỏ nước cam vào que test Covid-19, lên liền 2 vạch gây hoang mang, lý do thực là gì?

Đoạn video test nhanh nước cam ra hai vạch hút triệu views khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi rằng " cam cũng có thể nhiễm bệnh?".

Đăng ngày: 22/01/2022
Khỏi Covid-19, người đàn ông thấy

Khỏi Covid-19, người đàn ông thấy "của quý" của mình ngắn lại 4cm

Bác sĩ khuyên anh ta nên dùng máy để kéo dài ra, hoặc đơn giản là chấp nhận kích thước mới của mình bởi đây có thể là tổn thương vĩnh viễn.

Đăng ngày: 20/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News