Ấn Độ giải cứu bé 18 tháng tuổi khỏi giếng khoan sâu hơn 18m thế nào?

Vụ tai nạn hy hữu xảy ra tối 20-3-2019, khi đó cậu bé Nadeem Khan đang chơi đùa chạy nhảy đã bất ngờ rơi xuống giếng sâu gần nhà ở làng Balsamand, thuộc quận Hisar, bang Haryana - miền Bắc Ấn Độ.

Khó khăn trong quá trình giải cứu

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin trình báo về vụ tai nạn, giới chức Ấn Độ đã nhanh chóng triển khai lực lượng cứu hộ tại hiện trường. Tuy nhiên, quân đội và Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia Ấn Độ (NDRF) cũng như chính quyền địa phương gặp phải hàng loạt khó khăn trong quá trình giải cứu.

Chẳng hạn, chiếc giếng khoan trái phép sâu tới hơn 18 m, miệng giếng rất nhỏ chỉ đủ lọt đứa trẻ 18 tháng tuổi. Hơn nữa, lúc đó có rất đông dân làng hiếu kỳ đổ xô tới xem cuộc giải cứu và vô tình đã gây cản trở lớn đối với lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ.

Quá trình giải cứu diễn ra thế nào?

Khắc phục mọi khó khăn, lực lượng cứu hộ hỗn hợp của Ấn Độ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải cứu an toàn cho cháu bé.

Đầu tiên, lực lượng cứu hộ cấp oxy xuống giếng, họ cũng cung cấp cho cháu bé bánh quy và nước trái cây.

Tiếp đến, lực lượng cứu hộ thả một chiếc camera giám sát xuống đáy giếng. Hình ảnh truyền về cho thấy nạn nhân Nadeem Khan đang mắc kẹt ở tư thế lưng hướng lên miệng giếng.

Một thiết bị định vị GPS cũng đã được đưa vào bên trong giếng khoan để theo dõi vị trí chính xác của đứa trẻ. Ngay khi xác định được vị trí, quá trình giải cứu đứa trẻ đã được đẩy nhanh.

Tờ Hindustantimes (Ấn Độ) mô tả lực lượng cứu hộ đã dùng 2 chiếc máy xúc đào một cái hố khác sâu khoảng 21 m, cách giếng khoan nơi đứa trẻ rơi xuống khoảng 5 m.

Ấn Độ giải cứu bé 18 tháng tuổi khỏi giếng khoan sâu hơn 18m thế nào?
Lực lượng cứu hộ giải cứu thành công cậu bé 18 tháng tuổi rơi xuống giếng sâu hơn 18 m ở Hisar- Ấn Độ hôm 22-3-2019. (Ảnh: HT)

Cần chuẩn bị sẵn những gì trong quá trình giải cứu?

Trong quá trình giải cứu nạn nhân Nadeem Khan, nhà chức trách Ấn Độ đã có nhiều bước chuẩn bị cho kịch bản đưa được cháu bé ra khỏi miệng giếng.

Cụ thể, họ đã huy động 2 xe cứu thương cùng lực lượng y tế túc trực tại hiện trường vụ tai nạn. Cùng đó, nhà chức trách cũng đã phong tỏa tuyến đường để xe cứu thương có thể nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Kết quả, sau hơn 47 giờ mắc kẹt dưới giếng sâu, nạn nhân Nadeem Khan đã được lực lượng cứu hộ giải cứu thành công. Cháu bé cũng nhanh chóng được đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu và chỉ vài ngày sau đó được xuất viện mà không hề hấn gì.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguyên nhân khiến tấm bịt cửa của máy bay Boeing bung ra

Nguyên nhân khiến tấm bịt cửa của máy bay Boeing bung ra

Tấm bịt cửa dùng để thay thế cửa thoát hiểm trên máy bay Boeing 737 MAX 9 vừa gặp sự cố có thể mắc lỗi thiết kế hoặc lắp đặt.

Đăng ngày: 10/01/2024
Ông bà dặn tránh phơi đồ ban đêm, có cơ sở khoa học không?

Ông bà dặn tránh phơi đồ ban đêm, có cơ sở khoa học không?

Do bận rộn, nhiều gia đình chọn giặt đồ và phơi đồ vào ban đêm. Thường họ phơi đồ ở lan can, kế cửa sổ... nhưng cũng có người còn phơi luôn ngoài trời.

Đăng ngày: 10/01/2024
Kỳ bí ánh sáng đỏ rực phát ra từ Trái đất

Kỳ bí ánh sáng đỏ rực phát ra từ Trái đất

Một vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái đất, quét và chọn lọc các bước sóng phản chiếu từ bề mặt hành tinh.

Đăng ngày: 09/01/2024
Trung Quốc lần đầu chôn cáp mặt đất dưới biển để truyền điện

Trung Quốc lần đầu chôn cáp mặt đất dưới biển để truyền điện

Cáp mặt đất 10 kV dài 1 km được chôn trong kênh ngầm dưới đáy biển, loại bỏ nguy cơ bị tàu neo đậu làm hỏng như với cáp biển.

Đăng ngày: 09/01/2024

"Vợ lẽ" thời xưa ngoài sinh con nối dõi tông đường, còn có một tác dụng khác: Hậu thế ngậm ngùi thương thay!

Ở thời phong kiến Trung Quốc, đàn ông giàu và có địa vị sở hữu “tam thê tứ thiếp” là chuyện bình thường.

Đăng ngày: 09/01/2024
Trung Quốc – Mỹ phối hợp tạo ra chất bán dẫn “thần kỳ”

Trung Quốc – Mỹ phối hợp tạo ra chất bán dẫn “thần kỳ”

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc – Mỹ lần đầu tiên tổng hợp thành công chất bán dẫn bằng graphene, có khả năng đánh bại cả silicon về tiềm năng điện tử.

Đăng ngày: 09/01/2024
Dự án khoan đường hầm tới lò magma núi lửa

Dự án khoan đường hầm tới lò magma núi lửa

Iceland có thể đi vào lịch sử khoa học khi trở thành nước đầu tiên khoan tới lò magma núi lửa vào năm 2026.

Đăng ngày: 08/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News