Ấn Độ sẽ đưa tàu thăm dò lên Sao Hỏa vào 2013
Thủ tướng Ấn Độ hôm qua chính thức công bố về sứ mệnh sao Hỏa của nước này, với kế hoạch đưa tàu thăm dò lên quỹ đạo hành tinh Đỏ vào cuối năm sau.
>>> Ấn Độ sẽ chinh phục sao Hỏa
Trong bài phát biểu kỷ niệm ngày độc lập của Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh cho biết chính phủ đã thông qua các kế hoạch đưa một tàu thăm dò không người lái lên quỹ đạo sao Hỏa.
“Sứ mệnh trên sẽ là một bước tiến to lớn đối với chúng ta trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”, ông Singh nói.
Thủ tướng Ấn Độ phát biểu trong ngày lễ độc lập và chính thức công bố kế
hoạch đưa tàu thăm dò lên quỹ đạo Sao Hỏa vào tháng 11/2013. (Ảnh: AP)
Theo Kiran Karnik, cựu quan chức thuộc Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), kế hoạch đưa tàu thăm dò lên Sao Hỏa vào tháng 11/2013 trong chuyến bay kéo dài 10 tháng là một mục tiêu đầy tham vọng.
“Thời điểm tàu vũ trụ tới đó là khi sao Hỏa ở vị trí tương đối gần nhất”, Karnik phát biểu trên kênh CNN-IBN. “Vì vậy đó là một cánh cửa hẹp mà chúng ta cần phải phóng và chính là lý do sứ mệnh sẽ được thực hiện vào năm tới”.
Theo báo cáo của ISRO đưa ra đầu năm nay, mục tiêu chính của sứ mệnh là tìm kiếm những manh mối về “địa chất, nguồn gốc, sự tiến triển và khả năng tồn tại sự sống” trên sao Hỏa.
Chương trình vũ trụ của Ấn Độ đầu tiên là phóng một vệ tinh trái đất năm 1975 và đưa một tàu thăm dò lên quỹ đạo mặt trăng vào năm 2008. Ấn Độ cũng có kế hoạch sẽ phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên của mình vào năm 2016. Trước đó, nhà du hành vũ trụ Rakesh Sharma của nước này đã bay trong một sứ mệnh của Liên Xô năm 1984.
Nếu nhiệm vụ năm 2013 thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên lên sao Hỏa. Năm 1998, Nhật Bản đã thất bại trong nỗ lực đưa tàu thám hiểm lên quỹ đạo hành tinh Đỏ trong khi một tàu thăm dò khác của Trung Quốc cũng biến mất cùng sứ mệnh Phobos-Grunt của Nga hồi tháng 1/2012.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
