Ấn Độ sẽ phóng tàu vũ trụ có người vào năm 2016
Cơ quan nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) có kế hoạch phóng tàu vũ trụ có người đầu tiên của nước này vào năm 2016 nếu chính phủ nước này phê chuẩn ngân sách dành cho dự án.
Ngày 28/1, người phát ngôn của ISRO S.Satish cho biết cơ quan này đang tìm kiếm khoản kinh phí 120 tỉ rupi (2,6 tỉ USD) nhằm thực hiện tham vọng đưa hai nhà du hành vào vũ trụ trong vòng 1 tuần.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Vào tháng 10/2008, Ấn Độ đã phóng vệ tinh Chandrayaan-1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Ấn Độ bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng.
Mặc dù bị loại bỏ sau đó gần 1 năm do mất liên lạc và các nhà khoa học mất khả năng điều khiển vệ tinh này, Chandrayaan-1 đã đưa Ấn Độ vào nhóm quốc gia có khả năng nghiên cứu Mặt Trăng.
Trước Ấn Độ, chỉ có Mỹ, Nga, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc thực hiện cuộc phóng tương tự.
Được hậu thuẫn bởi sự bùng nổ phát triển kinh tế những năm gần đây, Ấn Độ đang tích cực đầu tư phát triển lĩnh vực công nghệ cao phục vụ mục đích chính trị, quân sự với tham vọng vươn lên trở thành cường quốc thế giới.
Tiếp sau Chandrayaan-1, Ấn Độ có kế hoạch đưa tàu Sanskrit (theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là Tàu Mặt Trăng) hạ cánh xuống Mặt Trăng vào năm 2011.
Ấn Độ đã bắt đầu chương trình không gian vào những năm 1960 và từ năm 1975 đến nay nước này đã phóng vào vũ trụ hơn 50 thiết bị cảm biến điều khiển từ xa và vệ tinh thông tin./.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
Đăng ngày: 21/02/2025

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.
Đăng ngày: 17/02/2025

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
Đăng ngày: 17/02/2025

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
Đăng ngày: 15/02/2025

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
Đăng ngày: 06/02/2025

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
Đăng ngày: 06/02/2025

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm