Ăn gì để sống khỏe trong mùa đông?

Lời khuyên về các chất dinh dưỡng và thực phẩm hữu ích cho mùa đông, đặc biệt với người cao tuổi.

Mùa đông là quãng thời gian nhiệt độ giảm xuống thấp, khí trời lạnh khiến nhiều người có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với các mùa khác. Tăng cường sức đề kháng bằng việc ăn uống điều độ, sử dụng các thực phẩm giúp phục hồi năng lượng và hệ thống miễn dịch là yếu tố rất quan trọng giúp con người giữ gìn sức khỏe trong mùa đông.

Dưới đây là một số gợi ý về các chất dinh dưỡng và thực phẩm hữu ích:

Vitamin B12

Vitamin B12 có thể giúp cơ thể chống lại mùa đông rét mướt. Theo Mark Moyad, chuyên gia về các loại thuốc bổ sung và thay thế tại Trung tâm Y tế Đại học Michigan, vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone serotonin, giúp con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Bổ sung đủ B12 có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng mệt mỏi hay trầm cảm. Khi không có B12, các cơ quan trong cơ thể có khả năng vận hành thiếu hiệu quả, đặc biệt trong mùa đông khi khí trời ảm đạm.

Còn theo Donald Hensrud, giám đốc chương trình Sống khỏe của Bệnh viện Mayo (Rochester, bang Minnesota), khoảng 15% người trên 65 tuổi thiếu vitamin B12. Do đó nên bổ sung 500 đến 1.000 microgam B12 mỗi ngày. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa, thịt hay ngũ cốc.

Ăn gì để sống khỏe trong mùa đông?
Bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch. (Ảnh: Medlife).

Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Theo chuyên gia Mark Moyad, vitamin C tuy không có khả năng chữa khỏi hoặc ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng đã được chứng minh là có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng như giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh thường gặp trong mùa đông.

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75 đến 90 miligam một ngày cho người lớn. Có thể bổ sung vitamin C qua sử dụng các loại thực phẩm bao gồm trái cây họ cam quýt, cà chua và khoai tây... trong đó thông dụng nhất là cam vì chứa hàm lượng vitamin C cao.

Vitamin D

Vitamin D là một yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Về cơ bản, cơ thể có thể tự tạo ra vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, khi mùa đông lạnh, thiếu ánh sáng mặt trời, lượng vitamin D có thể thiếu hụt. Vì vậy, Barbara Davis, một chuyên gia dinh dưỡng tại Canton, bang Connecticut, cho rằng đối với những người ăn chay trường hoặc sống ở vùng Bắc bán cầu nên bổ sung vitamin D để đảm bảo đủ lượng cung cấp cho cơ thể. Vitamin D có thể được tìm thấy trong cá, trứng, nấm...

Đáng chú ý, một số nhà nghiên cứu đang xem xét các mối liên hệ có thể có giữa sự thiếu hụt vitamin D với khả năng nhiễm bệnh cũng như điều trị Covid-19. Các nghiên cứu này cũng cho biết đã có những phát hiện ban đầu về việc sử dụng vitamin D để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh Covid-19.

Chất kẽm và sắt

Kẽm có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu quả của kẽm đối với mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm chứng cảm lạnh. Kết quả cho thấy, nếu cơ thể được bổ sung kẽm thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian nhiễm bệnh, chóng phục hồi hơn so với không bổ sung kẽm. Các thực phẩm bổ sung nhiều kẽm cho cơ thể bao gồm hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, cua và tôm hùm, cũng như đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Trong khi đó, nếu không bổ sung đủ sắt cho cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi; trí nhớ và sự tập trung suy giảm; khả năng chống lại nhiễm trùng thấp. Chất sắt cho cơ thể có thể được tìm thấy trong thực phẩm bao gồm thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, đậu, rau bina, ngũ cốc...

Việc bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng trên sẽ giúp bạn tăng cường thêm năng lượng, củng cố hệ miễn dịch, giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để vượt qua mùa đông giá rét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hội chứng Seckel (người lùn đầu chim) là gì?

Hội chứng Seckel (người lùn đầu chim) là gì?

Hội chứng Seckel là một trong số nhóm bệnh di truyền hiếm gặp và thường nguy hiểm dẫn đến kích thước cơ thể nhỏ và các bất thường về tăng trưởng khác

Đăng ngày: 10/11/2020
Nhiễm virus hợp bào hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm virus hợp bào hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Virus hợp bào hô hấp lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây dễ dàng từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn,…

Đăng ngày: 29/10/2020
Căn bệnh gây tổn thương xương vĩnh viễn ở trẻ em

Căn bệnh gây tổn thương xương vĩnh viễn ở trẻ em

Bệnh ghẻ cóc gây tổn thương ngoài da cho trẻ em dưới 15 tuổi, có thể điều trị ở giai đoạn đầu nhưng để lại biến chứng xương mạn tính nghiêm trọng.

Đăng ngày: 28/09/2020
Nhiễm độc thiếc cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nhiễm độc thiếc cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nhiễm độc thiếc làm tổn thương các cơ quan như não, gan, thận, hệ miễn dịch, máu..., dẫn đến rối loạn thần kinh hoặc tử vong.

Đăng ngày: 23/09/2020
Bệnh phong cùi là gì?

Bệnh phong cùi là gì?

Phong cùi, bệnh vừa tái xuất ở Lạng Sơn, là loại truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn, gây thương tổn ở da, dây thần kinh ngoại biên và tàn tật vĩnh viễn.

Đăng ngày: 07/07/2020
Vì sao người Nhật sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư?

Vì sao người Nhật sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư?

Người Nhật ít dùng gia vị có nguồn gốc hóa học, hạn chế đồ hộp nên có khả năng chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 26/06/2020
Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Truyền máu song thai còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS, một bệnh lý tỷ lệ mắc 0,1-1,9/1.000 trẻ sinh ra.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News