Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc

Nội tạng động vật thực sự là một món ăn phổ biến, mặc dù nội tạng chế biến thành món ăn tốt cho sức khỏe, nhưng ăn sai cách lại sinh bệnh, dưới đây là 3 cách ăn nội tạng an toàn.

Trong cuộc sống, rất nhiều người thích ăn một số nội tạng động vật, tiêu biểu như hoa bầu dục (món ăn làm từ thận của lợn, dê), tim, gan, cật, lòng, não… Theo các chuyên gia, nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt, ví dụ như tim heo chứa nhiều chất sắt rất tốt cho người bị thiếu máu. Óc heo cũng là nguồn cung cấp vitamin B12 và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, gan, thận động vật còn chứa nhiều vitamin tan trong chất béo…

Tuy nhiên, điều khiến mọi người lo ngại chính là các cơ quan nội tạng của động vật đều “có độc”, đặc biệt là gan và thận. Bởi vì gan là cơ quan giải độc, thận là cơ quan bài tiết độc tố ra ngoài, vì vậy động vật trong quá trình chăn nuôi, khó tránh khỏi việc tồn tại một số “độc tố” trong các cơ quan nội tạng.

Vậy nội tạng động vật thật sự không thể ăn không? Thực tế cũng không nhất thiết, chỉ cần làm tốt 3 điểm dưới đây, thì có thể ăn nội tạng động vật một cách an toàn.

1. Số lần ăn nội tạng phải được kiểm soát

Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc
Mỗi tuần chỉ nên ăn nội tạng động vật 1-2 lần

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, khi ăn nội tạng động vật nhất định phải kiểm soát số lần sử dụng, cố gắng không ăn quá nhiều nội tạng động vật, số lần ăn nội tạng mỗi tuần tốt nhất là 1 đến 2 lần, lượng ăn mỗi lần tốt nhất là không vượt quá 100g.

Bởi vì các chất dinh dưỡng nội tạng của động vật rất phong phú, tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự tích tụ quá nhiều vitamin trong cơ thể, điều này cũng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn chỉ ăn gan gà hoặc gan lợn, thì mỗi loại sẽ được kiểm soát tốt nhất khoảng 50g.

2. Nội tạng động vật nhất định phải được nấu chín

Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc
Nội tạng được làm sạch và nấu chín mới có thể loại bỏ được độc tố tích tụ

Nội tạng của động vật nhất định phải nấu chín mới được ăn, bởi vì các cơ quan nội tạng có trách nhiệm giải độc, và một số độc tố chắc chắn sẽ tồn tại. Nếu bạn ăn các cơ quan nội tạng chưa nấu chín, rất dễ gây ngộ độc thực phẩm và tiểm ẩn các nguy cơ khác đối với cơ thể.

3. Chọn nguyên liệu tươi mới, tránh nội tạng cũ hỏng, ôi thiu

Trong thực tế, các cơ quan nội tạng của động vật sẽ không tốt nếu chúng không được lấy ra từ những động vật khỏe mạnh. Những loại nội tạng từ động vật mắc bệnh hoặc không còn tươi, có thể sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được nấu chín hoàn toàn có thể khiến nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, trong việc lựa chọn các bộ phận động vật, bạn phải chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, từ động vật khỏe mạnh. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn thực phẩm, tốt nhất là hạn chế ăn.

Cách chọn nội tạng động vật tươi ngon

Ăn nội tạng dễ tích độc tố nhưng làm theo 3 cách này sẽ không sợ độc

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Thuốc Berberin là gì? Tác dụng của Berberin với sức khỏe ra sao?

Thuốc Berberin là gì? Tác dụng của Berberin với sức khỏe ra sao?

Berberin là gì? Tác dụng của berberin với sức khỏe thế nào? Cách sử dụng berberine an toàn, hiệu quả? Nó có tác dụng phụ gì không? Cùng tìm hiểu ngay nào!

Đăng ngày: 19/08/2019
Siêu bệnh mới đe dọa những người

Siêu bệnh mới đe dọa những người "hảo ngọt"

Clostridium difficile, một vi khuẩn gây bệnh đường ruột dẫn đến mất nước nguy hiểm, đang biến hình thành 2 loài, trong đó có một loài độc tính cao và ưa người hảo ngọt.

Đăng ngày: 18/08/2019
Cách khoa học

Cách khoa học "tăng tuổi thọ" cho rau quả tươi

Rau quả tươi thường không giữ được trong thời gian dài nhưng nếu biết cách bảo quản, bạn có thể "tăng tuổi thọ" cho chúng.

Đăng ngày: 17/08/2019
Cách ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Cách ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Bổ sung lợi khuẩn, vitamin C, tinh bột kháng tiêu hóa, uống nước muối ấm vào buổi sáng... làm sạch ruột già và giảm nguy cơ ung thư ruột.

Đăng ngày: 17/08/2019
Chứng mù mặt của Brad Pitt nguy hiểm thế nào?

Chứng mù mặt của Brad Pitt nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh tưởng chừng như vô hại lại khiến nam diễn viên Hollywood mang danh "tự cao tự đại" và ngại tiếp xúc với người khác.

Đăng ngày: 16/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News