Anh cấm keo dính chuột vì cách diệt chuột này… vô nhân đạo

Trong tự nhiên, có rất nhiều sinh vật khiến con người phải đau đầu, chẳng hạn như ruồi, gián và chuột.

Công cụ thường được sử dụng nhất để đối phó với những con vật này là gì? Đối với các loài động vật khác nhau, mọi người có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, nhưng ở ta hiện nay nhiều người sử dụng miếng bìa dính keo để diệt ruồi. Loại bìa cứng chứa đầy keo này cũng rất tốt để bẫy chuột. Tuy nhiên, người Anh  cho rằng phương pháp này rất vô nhân đạo đối với chuột.

Tiếp theo, hãy cùng xem tại sao người Anh cho rằng quy trình diệt chuột bằng miếng dính chuột đi ngược lại chủ nghĩa nhân đạo, thậm chí còn ra luật cấm dùng?

Anh cấm keo dính chuột vì cách diệt chuột này… vô nhân đạoLoại bìa cứng chứa đầy keo này cũng rất tốt để bẫy chuột.

Miếng dán dính chuột là cách bắt chuột vật lý được nhiều gia đình áp dụng vì cách này rất tiện lợi. Hầu hết các loại miếng dính chuột được sử dụng hiện nay đều không màu, không mùi, thân thiện với môi trường và an toàn, vệ sinh hơn so với các phương pháp bẫy chuột khác.

Chuột một khi đã sa vào miếng dính này đều không thể thoát ra ngoài. Việc của chúng ta cần làm chỉ là gập miếng bìa có dính con chuột lại và cho vào thùng rác là xong.

Keo để dán dính chuột nói chung là axit acrylic, loại keo có độ kết dính rất chắc, không những không chảy ở nhiệt độ cao mà còn không đông đặc ở nhiệt độ thấp. Dù miếng dán mở ra vẫn giữ được độ dính lâu dài, chuột dính vào đó càng cựa quậy càng bị dính chắc hơn.

Miếng dán dính chuột này ngay từ khi mới ra mắt đã được rất nhiều gia đình yêu thích, vì hiệu quả, chuột chết dễ phát hiện và có thể xử lý nhanh chóng hơn.

Trước đây, khi chưa có miếng dính này, nhiều gia đình phải dùng thuốc diệt chuột, chuột có thể ăn xong bả thì chạy đi đâu đó rồi chết mà chịu không tìm thấy, cho đến khi chuột bốc ra mùi hôi thối khó chịu.

Bởi vậy, phương pháp miếng dính diệt chuột còn giúp tránh ô nhiễm trong nhà hoặc phát sinh mầm bệnh sau khi chuột chết.

Phương pháp này phổ biến ở nhiều nước, nhưng người Anh đã cấm trực tiếp miếng dán dính chuột.

Trên thực tế, vấn đề keo dính chuột đã được đặt ra ở Anh từ năm 2006. Nhiều người cho rằng keo dính chuột là một phương pháp bẫy vô nhân đạo, và Luật Phúc lợi Động vật đã yêu cầu cấm làm cho những con vật bị bắt phải chịu đau đớn không cần thiết. Sự đau đớn không cần thiết này đề cập đến chấn thương vật lý mà chuột phải chịu sau khi bị dính vào miếng keo dán dính chuột.

Không chỉ Vương quốc Anh, cũng có một số quốc gia khác cấm sử dụng keo dính chuột, chẳng hạn như New Zealand đã cấm từ năm 2015. Vì vậy, sau khi đề cập đến lệnh cấm của New Zealand, Vương quốc Anh cũng đề xuất trong một dự luật rằng người dân sẽ bị cấm sử dụng keo dính chuột để bắt chuột.

Dự luật, hiện đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi, khi có hiệu lực, sẽ trừng phạt công chúng hoặc bất kỳ ai xử lý động vật gây hại với mức phạt tiền hoặc lên đến 51 tuần tù vì đặt bẫy keo hoặc vô tình bắt động vật gặm nhấm mà không có giấy phép.

Anh cấm keo dính chuột vì cách diệt chuột này… vô nhân đạo Miếng dán dính chuột hiệu quả, chuột chết dễ phát hiện và có thể xử lý nhanh chóng hơn.

Chuột bị dính keo dính chuột sẽ bị tổn thương gì? Tại sao đây là một cách tiếp cận phi nhân đạo?

Keo trên bàn chuột bị dính nhìn chung không độc hại, vậy làm thế nào để con chuột bị dính vào đó chết?

Giả sử con chuột sau khi bị bắt không chống cự mà đợi người ta ném vào túi rác. Sau đó, nó có thể chết đói trong túi rác, hoặc chết ngạt vì miệng và mũi bị kẹt.

Nhưng chuột là loài động vật có khát vọng sinh tồn mãnh liệt, sau khi bị bắt chắc chắn chúng sẽ chống trả. Khi keo dính vào lông của chúng, mỗi lần phản kháng dữ dội sẽ khiến thịt chúng bị kéo căng, và sau đó bị thương.

Nếu phản ứng dữ dội hơn, chúng thậm chí sẽ trực tiếp gãy tay chân.

Một số con chuột bị dính đuôi hoặc móng vuốt, nếu chúng cố tìm cách thoát ra chúng có thể tự cắn đứt đuôi và móng vuốt. Nếu dính cả cơ thể, chúng có thể trực tiếp cắn vào tấm ván dính chuột, nhưng lúc này chúng có thể dính cả miệng, nuốt phải có thể làm tắc khí quản.

Vì vậy, những con chuột có thể có khoảng 24 giờ để sống sót sau khi bị dính vào miếng keo dính chuột, trong thời gian đó chúng sẽ bị bầm tím, thương tích. Nói chung, đây chắc chắn là sự trừng phạt tàn nhẫn nhất đối với loài chuột, cách làm này khiến những con chuột cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng trong trạng thái tỉnh táo quả thực rất vô nhân đạo.

Và nhiều khi, miếng keo dính chuột này sẽ vô tình làm bị thương nhiều động vật khác, chẳng hạn như vật nuôi trong nhà và các động vật hoang dã khác. Ở Anh, hàng năm có một số lượng lớn các báo cáo về trường hợp động vật chết do miếng keo dính chuột, bao gồm cả mèo cưng và chó cưng. Thậm chí có một số loài động vật được bảo vệ và có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm nhím và một số loài chim hoang dã.

Hiệp hội Phòng chống đối xử tàn ác với động vật (RSPSCA) của Anh từng giải cứu đại bàng và mèo khỏi miếng keo dính chuột. Vì vậy theo quan điểm này, việc bắt chuột bằng keo dính chuột thực sự là một cách vô nhân đạo.

Có lẽ phải thông qua luật pháp, hành vi của con người mới có thể được thay đổi để con người có thể đối phó với những sinh vật không được chào đón này theo cách nhân ái và hiệu quả hơn.

Đối với những động vật gây hại như chuột, có nhiều cách khác để trừ chuột ngoài keo dính chuột. Nhưng xét đi xét lại, hiệu quả nhất vẫn là mèo. Bởi vì sử dụng bẫy chuột có thể hiệu quả một, hai lần, nhưng sau đó sẽ hầu như không có tác dụng. Còn thuốc diệt chuột lại tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiếu ăn, hàng trăm chú chim cánh cụt chết la liệt dọc bờ biển ở New Zealand

Thiếu ăn, hàng trăm chú chim cánh cụt chết la liệt dọc bờ biển ở New Zealand

Dọc các bãi biển ở New Zealand, người dân phát hiện lượng lớn xác chết của chim cánh cụt Korora.

Đăng ngày: 16/06/2022
Sự thật đằng sau

Sự thật đằng sau "con khỉ lai bí ẩn" ở Malaysia

Theo các nhà nghiên cứu, con khỉ lai tại một khu rừng ở Malaysia có thể là kết quả của giao phối khác loài, xảy ra do sự thu hẹp môi trường sống.

Đăng ngày: 13/06/2022
Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa

Australia phát hiện siêu giun có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa

Các nhà khoa học tại Australia vừa tìm ra một giải pháp có thể góp phần xử lý khoảng một triệu tấn nhựa phế thải mỗi năm của nước này.

Đăng ngày: 11/06/2022
Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Cận cảnh rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng quý hiếm mới chào đời

Một con rùa khổng lồ Galapagos bạch tạng mới chào đời trong sở thú tại thị trấn Servion, Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Bí ẩn loài rắn

Bí ẩn loài rắn "sát thủ" khổng lồ "Nưa 9 lỗ mũi" cực độc ở Việt Nam

Nưa và trăn là hai con vật có bề ngoài khá giống nhau, đều thuộc họ trăn, người thường rất khó có thể phân biệt.

Đăng ngày: 08/06/2022
Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, loài cá đáng thương nhất trên hành tinh của chúng ta

Cá vàng, một loài cá vô cùng quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên ít ai biết được rằng đằng sau cái vẻ ngoài đáng yêu của chúng là cả một câu truyện dài.

Đăng ngày: 08/06/2022
Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới

Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người.

Đăng ngày: 08/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News