Ảnh chụp 100 tia sét giáng xuống bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiếp ảnh gia Uğur İkizler ghép tất cả tia sét xuất hiện trong hơn 50 phút giữa cơn giông dữ dội trong một bức ảnh.

Một nhiếp ảnh gia ghi lại ảnh chụp time-lapse hơn 100 tia sét xuất hiện trong cơn giông bão ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiếp ảnh gia thiên văn Uğur İkizler tạo ra bức ảnh ấn tượng thông qua kết hợp nhiều khung hình bầu trời gần nhà ông ở thị trấn ven biển Mudanya, thu thập trong hơn 50 phút vào nửa đêm ngày 16/6, có nghĩa trung bình cứ 30 giây một tia sét lại giáng xuống.

Ảnh chụp 100 tia sét giáng xuống bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ
Bức ảnh ghi hình ít nhất 3 loại tia sét trong cơn giông bão. (Ảnh: Uğur İkizler).

"Mỗi một tia sét trong số đó đều đẹp mắt, nhưng khi tôi kết hợp tất cả tia sét trong một khung hình, cảnh tượng thật đáng sợ. Cơn giông bão là một bữa tiệc thị giác hoành tráng", İkizler chia sẻ.

Ít nhất 3 loại tia sét khác nhau có thể nhìn rõ từ bức ảnh, gồm sét đánh giữa các đám mây, sét đánh từ đám mây tới mặt đất và sét đánh từ đám mây xuống mặt nước, theo Spaceweather.com. Việc nhiều tia sét xuất hiện trong cơn giông bão như vậy không hiếm gặp. Trên toàn thế giới, có 1,4 tỷ tia sét đánh mỗi năm, hay 3 triệu tia sét/ngày và 44 tia sét/giây, theo Cơ quan Khí tượng Anh.

Mỗi tia sét riêng lẻ có điện áp từ 100 triệu đến một tỷ volt. Năng lượng nhiều cỡ này có thể đẩy nhiệt độ không khí xung quanh tăng lên trong khoảng 10.000 – 33.000 độ C, theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Để so sánh, nhiệt độ bề mặt Mặt trời chỉ ở mức 5.500 độ C.

Bức ảnh mới cho thấy hình dạng zigzag đặc trưng của tia sét. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới hình dạng ngoằn ngoèo này, nhưng một nghiên cứu năm 2022 cho thấy đó là kết quả của một dạng oxy có tĩnh dẫn điện cao tích tụ bất thường khi sét hướng tới mặt đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản chật vật bảo tồn

Nhật Bản chật vật bảo tồn "sa mạc" khỏi xanh hóa

Do trồng rừng thành công quá mức, cụm đụn cát dài 16 km ven biển Tottori thu hẹp dần, diện tích chỉ còn 12% so với 100 năm trước.

Đăng ngày: 21/06/2023
Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước

Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước

Các sông băng ở dãy Himalaya - nguồn cung nước quan trọng cho gần 2 tỷ người trên thế giới - đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/06/2023
Châu lục nóng lên nhanh nhất thế giới

Châu lục nóng lên nhanh nhất thế giới

Châu Âu ấm lên nhiều hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980 và có thể sẽ đón thêm những đợt nắng nóng chết người.

Đăng ngày: 21/06/2023
Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Bốn xu hướng thời tiết cực đoan đáng báo động trên toàn cầu

Theo kênh CNN, mới qua nửa năm 2023 nhưng có rất nhiều kỷ lục khí hậu đang bị phá vỡ,

Đăng ngày: 21/06/2023
Trước vấn nạn rác thải thực phẩm, Hàn Quốc xây dựng hệ thống xử lý thức ăn thừa

Trước vấn nạn rác thải thực phẩm, Hàn Quốc xây dựng hệ thống xử lý thức ăn thừa

Thức ăn thừa sẽ trải qua quy trình xử lý để tái chế thành phân bón hoặc khí sinh học, phục vụ cho cuộc sống người dân Hàn Quốc.

Đăng ngày: 20/06/2023
Nguồn điện sạch từ sa mạc lớn nhất Trung Quốc

Nguồn điện sạch từ sa mạc lớn nhất Trung Quốc

Các dự án điện mặt trời, điện gió và sản xuất hydro quy mô lớn giúp sa mạc Taklimakan lột xác từ vùng đất chết thành nguồn cung cấp điện sạch cho Tân Cương.

Đăng ngày: 20/06/2023
Tuabin gió kiểu cụm và nguồn năng lượng mới ngoài khơi

Tuabin gió kiểu cụm và nguồn năng lượng mới ngoài khơi

Tuabin gió kiểu cụm đang nổi lên như một nguồn năng lượng mới ngoài khơi. Trong bối cảnh đó, Đại học Kyushu (Nhật Bản) có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm loại tuabin này vào năm 2028.

Đăng ngày: 20/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News