Ảnh chụp tia X đầu tiên về tàn dư siêu tân tinh
"Con mắt tia X" mới trên tàu vũ trụ IXPE cho phép các nhà thiên văn học quan sát những vật thể cực đoan nhất như Cassiopeia A.
Ảnh chụp tia X của IXPE về tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A. (Ảnh: NASA).
Chỉ hơn hai tháng sau khi phóng lên vũ trụ, tàu chụp ảnh phân cực tia X (IXPE) của NASA đã gửi về Trái đất ảnh chụp đầu tiên của nó, bổ sung cái nhìn mới đầy ấn tượng về Cassiopeia A, tàn dư nổi tiếng của một siêu tân tinh hay ngôi sao phát nổ cách Trái đất khoảng 11.000 năm ánh sáng.
Hình ảnh trên, được NASA công bố hôm 14/2, cho thấy cường độ tia X phát ra từ Cassiopeia A, trong đó các màu tím lạnh, xanh lam, đỏ và trắng tương ứng với độ sáng tăng dần.
Khi kết hợp với dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra trên quỹ đạo, những đám mây khí màu tím phát sáng bao trùm phần còn lại của ngôi sao phát nổ hiện lên nổi bật hơn bao giờ hết. Chúng được tạo ra khi các sóng xung kích từ vụ nổ làm nóng khí xung quanh đến nhiệt độ cực cao.
Dữ liệu mà IXPE thu thập về Cassiopeia A có thể giúp các nhà khoa học đo lường mức độ phân cực thay đổi như thế nào trên tàn dư.
Hình ảnh tổng hợp về Cassiopeia A, kết hợp dữ liệu tia X của IXPE với các quan sát từ Đài quan sát tia X Chandra. (Ảnh: NASA).
Tàu vũ trụ IXPE, một dự án hợp tác giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ Italy, được trang bị ba kính viễn vọng giống hệt nhau. Sứ mệnh của nó là cung cấp hiểu biết mới về những vật thể cực đoan nhất trong vũ trụ, chẳng hạn như siêu tân tinh, hố đen và sao neutron.
Tia X là sóng ánh sáng năng lượng cao sinh ra từ các điều kiện cực đoan. Trong không gian, những điều kiện này bao gồm từ trường mạnh, va chạm giữa các vật thể, vụ nổ, nhiệt độ cao và tốc độ quay nhanh.
Ánh sáng tia X khi chiếu tới Trái đất bị ngăn lại bởi bầu khí quyển. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học dựa vào kính thiên văn tia X để quan sát chúng trong không gian.
Sử dụng IXPE để nghiên cứu sự phân cực của tia X vũ trụ có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tàn dư của các ngôi sao đã phát nổ, như hố đen và sao neutron, cũng như môi trường của chúng và cách chúng tạo ra tia X. Khám phá về những vật thể cực đoan này cũng có thể giúp trả lời những câu hỏi lớn hơn về vật lý.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
