Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2

Kính viễn vọng Subaru hôm 10/12 chụp ảnh tiểu hành tinh 1998 KY26, mục tiêu tiếp theo của tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2.

Tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thả khoang tàu chứa mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu xuống Trái đất đầu tháng 12. Sau đó, con tàu tiếp tục sứ mệnh khám phá vũ trụ, tận dụng nhiên liệu còn thừa. Nó sẽ tiếp cận và quan sát mục tiêu thứ hai, tiểu hành tinh nhỏ 1998 KY26.

Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2
Kính viễn vọng Subaru tại Hawaii đã chụp ảnh 1998 KY26 hôm 10/12.

1998 KY26 dự kiến tới cách Trái đất khoảng 70 triệu km cuối tháng này. Đây là cơ hội tốt để nghiên cứu tiểu hành tinh này và chỉ xảy ra 3,5 năm một lần. Tuy nhiên, đường kính của 1998 KY26 ước tính không quá 30 m. Độ sáng của nó cũng thấp tới mức rất khó quan sát từ dưới mặt đất nếu không có kính viễn vọng đủ lớn.

Theo yêu cầu của Viện Khoa học Không gian và Du hành vũ trụ (ISAS) thuộc JAXA, kính viễn vọng Subaru tại Hawaii đã chụp ảnh 1998 KY26 hôm 10/12. Dữ liệu thu được sẽ dùng để tính toán chính xác hơn quỹ đạo của tiểu hành tinh này. Kính viễn vọng Rất Lớn (VLT) của Đài thiên văn phía nam châu Âu (ESO) cũng đã thực hiện những quan sát tương tự.

"Chúng tôi đã chụp thành công mục tiêu tiếp theo cho Hayabusa2. Hy vọng những dữ liệu này sẽ hỗ trợ cho nhiệm vụ mới của con tàu", tiến sĩ Michitoshi Yoshida, giám đốc vận hành kính viễn vọng Subaru, cho biết.

"Đây là nhiệm vụ đầu tiên hướng đến tiểu hành tinh nhỏ như 1998 KY26 nên có ý nghĩa lớn cả về khoa học vũ trụ lẫn phòng thủ hành tinh (bảo vệ Trái Đất khỏi va chạm với các thiên thể). Những quan sát của kính viễn vọng Subaru không chỉ quan trọng cho hành trình mới của Hayabusa2 mà còn hỗ trợ cho các nhiệm vụ khác trong tương lai. Chúng tôi rất cảm ơn nhóm vận hành kính viễn vọng Subaru", tiến sĩ Makoto Yoshikawa, phụ trách nhiệm vụ Hayabusa2 tại ISAS, chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần

Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần

Ngay khi khu vực Bắc bán cầu của Trái đất đang thu hẹp lại cùng với đêm dài nhất của năm thì có vẻ như sao Mộc và sao Thổ quyết định sẽ tạo nên 1 màn trình diễn vô cùng ấn tượng.

Đăng ngày: 21/12/2020
NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa

NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa

Với khả năng di chuyển linh hoạt, vượt chướng ngại vật và tự đứng dậy khi ngã, robot 4 chân có thể khám phá những nơi vốn khó tiếp cận.

Đăng ngày: 19/12/2020
Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Một hành tinh trong chòm sao Mục Phu đang phát xạ vô tuyến dữ dội và được các nhà khoa học Pháp nắm bắt thông qua kính viễn vọng vô tuyến.

Đăng ngày: 18/12/2020
Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người

Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người

Cấu trúc nói trên chỉ mới được sinh ra bởi con người hiện đại, là một bong bóng lớn hình bánh rán vòng doughnut và đang trở thành áo giáp bảo vệ Trái đất.

Đăng ngày: 18/12/2020
Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương

Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương

Kính viễn vọng Hubble quan sát cơn bão khổng lồ trên sao Hải Vương, hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời, đột ngột chuyển hướng.

Đăng ngày: 18/12/2020
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ, tàu vũ trụ Hằng Nga 5 thu thập và mang thành công mẫu đất đá 1,2 tỷ năm tuổi của Mặt trăng về Trái đất.

Đăng ngày: 17/12/2020
Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong

Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong "quái vật" chứa Trái đất

Vì là một thiên hà thuộc dạng quái vật nên Milky Way chứa Trái đất có một lỗ đen trung tâm xứng tầm. Dù đã ngủ yên, nó vẫn gây ra những hiện tượng khó tin ở vùng lõi thiên hà.

Đăng ngày: 17/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News