NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa

Với khả năng di chuyển linh hoạt, vượt chướng ngại vật và tự đứng dậy khi ngã, robot 4 chân có thể khám phá những nơi vốn khó tiếp cận.

Các nhà nghiên cứu tại NASA giới thiệu "robot chó sao Hỏa" trong buổi họp thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ (AGU) hôm 14/12. Robot 4 chân được trang bị AI và nhiều thiết bị cảm biến. Nó có thể di chuyển theo cách mà những robot chạy bằng bánh xe như Spirit, Opportunity, Curiosity hay Perseverance không thể.

NASA dự định dùng robot chó thám hiểm sao Hỏa
Chó robot có thể giúp giới khoa học thám hiểm hang động trên hành tinh đỏ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Sự linh hoạt, bền bỉ và những cảm biến hiện đại của robot mới cho phép nó tránh vật cản, lựa chọn đường đi và lập bản đồ ảo các hang động ngầm. Hang động sao Hỏa có thể là chỗ trú ẩn cho con người trong tương lai và cũng có thể chứa dấu vết về sự sống cổ đại.

Các robot thám hiểm sao Hỏa truyền thống thường chỉ hoạt động trên bề mặt tương đối phẳng. Tuy nhiên, nhiều khu vực thú vị và có giá trị khoa học trên sao Hỏa chỉ có thể tiếp cận được bằng cách vượt qua nơi gồ ghề hoặc chui xuống lòng đất. Robot chó "đi bộ" rất phù hợp với những nhiệm vụ này. Dù bị ngã, chúng cũng có thể tự đứng lên.

Robot chó sao Hỏa nhẹ bằng 1/12 các robot thám hiểm hiện nay và có thể di chuyển nhanh hơn nhiều, đạt tốc độ đi bộ bình thường là 5km/h trong thử nghiệm. Trong khi đó, Curiosity di chuyển trên bề mặt sao Hỏa với tốc độ khoảng 0,14km/h.

Robot mới có tên Au-Spot, là phiên bản cải tiến của Spot, robot 4 chân do công ty Boston Dynamics chế tạo. Hơn 60 nhà khoa học và kỹ sư trong dự án CoSTAR trang bị thêm cảm biến và phần mềm để robot này phù hợp với môi trường sao Hỏa.

Au-Spot xử lý dữ liệu đầu vào từ Lidar (cảm biến bằng xung laser), các cảm biến nhiệt, chuyển động và hình ảnh để lập bản đồ 3D. Robot này dùng AI để xác định xem cần tránh những cấu trúc nào, đồng thời tìm ra vật thể có giá trị khoa học. Thiết bị liên lạc tân tiến cũng cho phép nó gửi dữ liệu lên mặt đất trong lúc thám hiểm bên dưới.

CoSTAR đang thử nghiệm Au-Spot trong một loạt bài kiểm tra vượt chướng ngại vật, chui đường hầm, đi trên hành lang, leo cầu thang và bờ dốc. Họ cũng cho nó hoạt động tại những địa điểm ngoài trời mô phỏng cảnh quan sao Hỏa, ví dụ động dung nham ở Bắc California. Loạt thử thách này cho thấy robot có thể định hướng, di chuyển qua các tảng đá và lập bản đồ hang động sâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Một hành tinh trong chòm sao Mục Phu đang phát xạ vô tuyến dữ dội và được các nhà khoa học Pháp nắm bắt thông qua kính viễn vọng vô tuyến.

Đăng ngày: 18/12/2020
Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người

Phát hiện bong bóng bí ẩn bao quanh Trái đất, liên quan đến con người

Cấu trúc nói trên chỉ mới được sinh ra bởi con người hiện đại, là một bong bóng lớn hình bánh rán vòng doughnut và đang trở thành áo giáp bảo vệ Trái đất.

Đăng ngày: 18/12/2020
Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương

Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương

Kính viễn vọng Hubble quan sát cơn bão khổng lồ trên sao Hải Vương, hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời, đột ngột chuyển hướng.

Đăng ngày: 18/12/2020
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ, tàu vũ trụ Hằng Nga 5 thu thập và mang thành công mẫu đất đá 1,2 tỷ năm tuổi của Mặt trăng về Trái đất.

Đăng ngày: 17/12/2020
Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong

Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong "quái vật" chứa Trái đất

Vì là một thiên hà thuộc dạng quái vật nên Milky Way chứa Trái đất có một lỗ đen trung tâm xứng tầm. Dù đã ngủ yên, nó vẫn gây ra những hiện tượng khó tin ở vùng lõi thiên hà.

Đăng ngày: 17/12/2020
Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Pháp

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Pháp

Hàng trăm người dân ở ít nhất 4 nước châu Âu trông thấy thiên thạch cháy sáng bay vọt qua bầu trời hôm 13/12.

Đăng ngày: 17/12/2020
Trạm đổ bộ Trung Quốc

Trạm đổ bộ Trung Quốc "chết cóng" trên Mặt trăng

Trạm đổ bộ Hằng Nga 5 không thể tiếp tục hoạt động do trải qua nhiệt độ -190 độ C khi Mặt Trời lặn.

Đăng ngày: 17/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News