Ảnh chụp tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà bay qua cách Trái đất 350.000km

Nhà thiên văn chụp ảnh tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà với đường kính khoảng 4,2 - 9,5m lao sượt qua Trái đất.

Ảnh chụp tiểu hành tinh lớn tương đương ngôi nhà bay qua cách Trái đất 350.000km
Tiểu hành tinh 2022 AC4 trông giống đốm sáng nhỏ (đánh dấu bằng mũi tên) trong ảnh chụp từ Italy hôm 10/1. (Ảnh: Gianluca Masi/Dự án Kính viễn vọng Ảo).

12h19 hôm 11/1 (giờ Hà Nội), tiểu hành tinh 2022 AC4 bay qua cách Trái đất chỉ 93.300km. Con số này nghe có vẻ rất lớn với con người, nhưng thực tế khoảng cách này chỉ bằng chưa đến 1/4 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng. Theo dữ liệu của NASA, 2022 AC4 là tiểu hành tinh tới gần Trái đất nhất trong vòng ít nhất hai tháng.

Ở điểm gần Trái đất nhất, 2022 AC4 di chuyển với vận tốc 30.000km/h. Giới chuyên gia ước lượng đường kính của tiểu hành tinh này khoảng 4,2 - 9,5m, nghĩa là nó có thể lớn tương đương một ngôi nhà.

Nhà thiên văn Gianluca Masi, quản lý Dự án Kính viễn vọng Ảo tại Italy, chụp ảnh 2022 AC4 khi nó bay qua hôm 10/1. Vào thời điểm chụp, tiểu hành tinh đang cách Trái đất khoảng 350.000 km. Trong ảnh, 2022 AC4 là đốm sáng mờ giữa hàng loạt vệt sáng do những ngôi sao bị nhòe tạo ra. Nó được đánh dấu bởi một mũi tên nhỏ giữa bức ảnh.

Chương trình Khảo sát Núi Lemmon phát hiện 2022 AC4 hôm 9/1, chỉ vài ngày trước khi nó lao qua sát Trái đất. Dù bay gần, 2022 AC4 không được Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc NASA xếp loại tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) vì không đe dọa Trái đất.

Để xếp vào nhóm PHA, tiểu hành tinh không chỉ cần đến gần Trái đất mà còn cần đạt kích thước nhất định. Cụ thể, tiểu hành tinh cách xa Trái đất hơn 7,4 triệu km hoặc có đường kính dưới 152 m không được coi là PHA, theo CNEOS.

2022 AC4 không phải tiểu hành tinh duy nhất gây chú ý trong thời gian này. Ngày 19/1, tiểu hành tinh 7482 (1994 PC1) rộng khoảng 1.000m sẽ lao qua cách Trái đất 1,93 triệu km. Nó được dự đoán không đâm xuống Trái đất nhưng vẫn xếp loại PHA. Nó sẽ không tới gần như vậy lần nữa cho đến thế kỷ tiếp theo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Netizen chia sẻ video Mặt trời nhân tạo được đưa lên bầu trời ở Trung Quốc, sự thật là gì?

Netizen chia sẻ video Mặt trời nhân tạo được đưa lên bầu trời ở Trung Quốc, sự thật là gì?

Một video được cho là ghi lại cảnh tượng Trung Quốc đưa “Mặt Trời nhân tạo” lên bầu trời đã được xem hàng triệu lượt và chia sẻ hàng chục ngàn lượt trên mạng.

Đăng ngày: 13/01/2022
Các nhà khoa học bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà khoa học bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà khoa học tìm thấy sóng vô tuyến kỳ lạ, không giống với bất cứ thứ gì từng phát hiện trước đây, có nguồn gốc từ trung tâm dải Ngân hà.

Đăng ngày: 13/01/2022
Phát hiện hành tinh có thể sống được, cách Trái đất 189 năm ánh sáng

Phát hiện hành tinh có thể sống được, cách Trái đất 189 năm ánh sáng

Một tiểu Hải Vương Tinh lập dị quay quanh ngôi sao lùn đỏ TOI-2257 có thể là quê hương của sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 13/01/2022
Học sinh trung học phát hiện hố đen xé toạc ngôi sao

Học sinh trung học phát hiện hố đen xé toạc ngôi sao

Hai thực tập sinh trung học tại Harvard đã tìm thấy bằng chứng về hố đen " ăn thịt" ngôi sao dựa vào nguồn dữ liệu từ những năm 1980.

Đăng ngày: 12/01/2022
Elon Musk giới thiệu tháp phóng tàu bay tới sao Hỏa của SpaceX

Elon Musk giới thiệu tháp phóng tàu bay tới sao Hỏa của SpaceX

Elon Musk, người sáng lập công ty SpaceX, chia sẻ hình ảnh quay từ drone của tháp phóng tàu Starship chuyên bay tới Mặt trăng và sao Hỏa.

Đăng ngày: 12/01/2022
Sinh vật Trái đất sinh ra ở nơi kinh dị

Sinh vật Trái đất sinh ra ở nơi kinh dị "như ngoài hành tinh"

Tắm trong tia cực tím (UV) chết chóc gấp 10 lần Trái Đất hiện nay, đàn sinh vật bé nhỏ vẫn tiếp tục sinh tồn và tiến hóa trong vài tỉ năm - chúng là những vị thủy tổ sơ khai của muôn loài.

Đăng ngày: 11/01/2022
Phi hành gia mang bộ đồ khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Phi hành gia mang bộ đồ khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Phi hành gia NASA Scott Kelly từng mang bộ đồ hóa trang thành khỉ đột lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Đăng ngày: 11/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News