Trong bụng Trái đất có "địa ngục" sinh ra từ hành tinh khác
Vùng vận tốc cực thấp (ULVZ) là một khu vực kỳ lạ sâu bên trong lòng Trái đất, gần lõi, nơi các sóng địa chấn chậm lại khó hiểu khi đi qua. Các nhà khoa học hành tinh đã cố lý giải nó là cái gì trong nhiều năm.
Vụ va chạm giả thuyết giữa Trái đất và Theia - (Ảnh: New Scientist).
Nhà địa chấn học Surya Pachhai từ Đại học Quốc gia Úc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các mô hình mới của họ cho thấy ULVZ có thể được tạo thành bởi một vùng không đồng nhất về mặt hóa học so với các phần khác của vùng gần lõi, có nguồn gốc từ thời kỳ đầu trong lịch sử Trái đất.
Theo Science Alert, đó là vụ va chạm giữa Trái đất với hành tinh giả thuyết Theia, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nó có thật. Theia, với kích cỡ ngang Sao Hỏa, đã va chạm cực mạnh với Trái đất sơ khai rồi hòa trộn vật liệu vào Trái đất. Một ít vật liệu bắn ra từ vụ nổ bay lên quỹ đạo Trái đất, qua năm tháng tụ thành Mặt trăng.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả đã chạy hàng trăm ngàn mô phỏng máy tính, sử dụng quy trình gọi là "đảo ngược Bayes" để tìm lại phần lịch sử đã mất, sau đó đối chiếu với dữ liệu thực tế được chụp từ bên dưới Biển San Hô giữa Úc và New Zealand.
Họ nhận ra ULVZ có thể là phần vật liệu dị biệt từ hành tinh Theia giả thuyết, chưa được trộn đều với nguyên liệu Trái đất. Cú va chạm thậm chí tạo thành một đại dương magma nóng chảy với thành phần hóa học khác biệt, sau đó đại dương địa ngục này cũng chìm sâu vào lòng Trái đất và thành một phần của thế giới ULVZ bí ẩn.
Điều này khá phù hợp với giả thuyết phổ biến trước đó là ULVZ là magma nóng chảy do một số khu vực của lớp phủ bị tan chảy khó hiểu.
Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Geoscience.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
