NASA "gia hạn" Trạm Vũ trụ Quốc tế đến năm 2030

Chính phủ Mỹ đã cam kết kéo dài hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thêm 6 năm, Quản trị viên NASA Bill Nelson hôm 31/12 cho biết.

NASA gia hạn Trạm Vũ trụ Quốc tế đến năm 2030
Tàu Crew Dragon của SpaceX chụp Trạm Vũ trụ Quốc tế vào tháng 11 năm ngoái. (Ảnh: SpaceX/NASA).

"ISS là ngọn hải đăng cho sự hợp tác khoa học quốc tế và đã mang lại những phát triển khoa học, giáo dục và công nghệ to lớn cho nhân loại trong hơn 20 năm qua", Nelson nhấn mạnh. "Tối rất vui vì chính quyền Biden-Harris đã cam kết kéo dài hoạt động của trạm đến năm 2030".

Quyết định của chính phủ Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của các đối tác, bao gồm Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Vũ trụ Canada và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Về phần Nga, tập đoàn vũ trụ liên bang Roscosmos của nước này đã đề xuất rời bỏ dự án vào năm 2025 để xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình, nhưng gần đây cũng gửi một module phòng thí nghiệm đa năng mới mang tên Nauka và một bến đỗ tàu vũ trụ mang tên Prichal lên ISS.

Trạm Vũ trụ Quốc tế trước đó được tài trợ để sử dụng đến năm 2024. NASA thậm chí đã lên kế hoạch chuyển đổi các hoạt động từ ISS sang các trạm tư nhân trong quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Cơ quan này vào đầu tháng trước đã trao hơn 400 triệu USD cho ba công ty Blue Origin, Nanoracks và Northrop Grumman để phát triển thiết kế cho các trạm vũ trụ và "điểm đến thương mại" khác trong không gian. Việc chuyển đổi này sẽ cho phép họ tiết kiệm tiền và tập trung vào các sứ mệnh Artemis lên Mặt Trăng và sao Hỏa.

"Việc Mỹ tiếp tục tham gia ISS sẽ nâng cao sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, cũng như thúc đẩy nghiên cứu và công nghệ cần thiết để đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt Trăng theo chương trình Artemis của NASA và mở đường cho việc đưa người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa", Nelson nói thêm.

Kể từ khi được đưa lên quỹ đạo vào năm 1998, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức hơn 3.000 cuộc điều tra nghiên cứu với sự tham gia của hơn 4.200 nhà khoa học trên khắp thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự kiện thiên văn đáng chờ đợi năm 2022

Những sự kiện thiên văn đáng chờ đợi năm 2022

Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến hành tinh hội tụ, nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng, cùng nhiều trận mưa sao băng trong năm nay.

Đăng ngày: 03/01/2022
Vũ trụ ma quái: 5 vật thể đáng sợ nhất đang bao vây Trái Đất

Vũ trụ ma quái: 5 vật thể đáng sợ nhất đang bao vây Trái Đất

Một đường hầm nuốt cả hệ Mặt Trời, một hố bom giữa thiên hà chứa Trái Đất hay một con sứa về từ cõi chết bỗng hiện hình trên bầu trời... là những phát hiện choáng váng nhất của giới thiên văn trong năm qua.

Đăng ngày: 02/01/2022
Đón mưa sao băng đầu tiên của năm mới

Đón mưa sao băng đầu tiên của năm mới

Đêm 3/1, rạng sáng 4/1, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids - trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2022.

Đăng ngày: 02/01/2022
Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Khoa học vũ trụ đã có những bước tiến xa trong nhiều năm nay, đặc biệt là khi mô phỏng sự hình thành của các hành tinh.

Đăng ngày: 01/01/2022
Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Sức tàn phá của thiên thạch hay tiểu hành tinh đã không còn quá xa lạ đối với lịch sử hình thành của Trái đất.

Đăng ngày: 01/01/2022
Top 10 hiện tượng thiên văn kỳ quái năm 2021

Top 10 hiện tượng thiên văn kỳ quái năm 2021

Năm qua, các nhà thiên văn học đã vén bức màn về các hố đen quái vật, siêu cấu trúc từ tính vô hình và một kho tàng vũ trụ gồm các hành tinh ngoài Trái đất…

Đăng ngày: 01/01/2022
Phóng quá nhiều vệ tinh, Elon Musk có gây

Phóng quá nhiều vệ tinh, Elon Musk có gây "ùn tắc giao thông" vũ trụ?

Việc phóng hàng loạt vệ tinh Starlink của SpaceX khiến nhiều tổ chức lớn e ngại vì chiếm quá nhiều khoảng không gian xung quanh Trái đất.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News