Khi mặt đất đã quá nhàm chán, loài "quái vật" này bắt đầu học tập tổ tiên của cá voi và xuống biển sống
Nam Mỹ có đường bờ biển dài ở hai phía đông và tây, chủ yếu có hai quốc gia ở bờ biển phía tây giáp Thái Bình Dương, đó là Peru và ở phía bắc và Chile ở phía nam. Những sa mạc ven biển của Peru cũng là nơi mà các nhà khảo cổ học khám phá ra hệ tầng Pisco (Pisco Formation), đây là hệ tầng được hình thành cách đây khoảng 15 triệu năm đến 2 triệu năm về trước. Đây cũng là hệ tầng mà các nhà khảo cổ khám phá ra vô số cổ sinh vật kỳ lạ và trong số đó có một loài động vật có vú vô cùng kỳ lạ.
Hóa thạch của loài động vật có vú biển độc đáo này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1990, theo phán đoán ban đầu của giới cổ sinh vật học, loài động vật này thuộc chi lười đất khổng lồ - Megatheriidae, trong đó loài megatherium là nổi tiếng nhất. Năm 1995, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho sinh vật cổ đại này là Thalassocnus, hay còn gọi là quái vật lười biển.
Sau khi quái vật lười biển được đặt tên, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện thêm nhiều hóa thạch khác của quái vật lười biển ở Chile và phía nam Peru. Cho đến nay, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho tổng cộng 5 loài quái vật lười biển.
Nơi tìm thấy hóa thạch quái vật lười biển ở Nam Mỹ.
Kích thước của quái vật lười biển lớn hơn rất nhiều so với loài lười hiện đại, trong đó loài nhỏ nhất dài hơn 2 mét và loài lớn nhất có thể lên tới 3,3 mét.
So sánh kích thước cơ thể giữa các loại quái vật lười biển và con người.
Quái vật lười biển có đầu dài và môi trên linh hoạt ở phía trước hàm trên - có thể xé nhỏ thức ăn và đưa vào miệng. Trong miệng con lười biển có hai hàng răng chắc khỏe, loại răng này cho thấy chúng chỉ có chức năng là dùng để nhai thực vật, điều này cũng cho thấy lười biển là động vật ăn cỏ điển hình. So với phần đầu, cơ thể những con quái vật lười biển tương đối khỏe và khá nặng, rất thích hợp cho việc lặn.
Tái tạo hộp sọ của quái vật lười biển.
Các chi của quái vật lười biển dài và mạnh mẽ, với những móng vuốt cong lớn trên ngón tay, có thể được sử dụng như một vũ khí phòng thủ. Thông qua những phân tích hóa thạch có thể thấy loài động vật này di chuyển rất chậm chạp khi ở trên mặt đất, tuy nhiên khi ở dưới mặt nước câu chuyện lại hoàn toàn khác, chúng cực kỳ linh hoạt.
Thalassocnus là một chi lười đất bán tĩnh đã tuyệt chủng từ Miocen và Pliocen của bờ biển Nam Mỹ Thái Bình Dương. Nó là loài đơn bộ trong phân họ Thalassocninae.
Như đã nói ở trên, quái vật lười biển là động vật ăn cỏ, thức ăn của chúng là rong biển và các loài thực vật có hoa mọc dưới đáy biển. Quái vật lười biển thường ở trên bãi biển để nghỉ ngơi và chỉ xuống biển khi chúng đang tìm thức ăn. So với tổ tiên của chúng cách đó 3 triệu loài lười biển đã tăng 20% trọng lượng xương, điều này giúp chúng dễ dàng lặn lâu hơn.
Quái vật lười biển là động vật ăn cỏ.
Chúng là loài lười thủy sinh duy nhất được biết đến. Thalassocninae là loài động vật vô cùng đặc biệt vì chúng được đặt trong cả hai họ Megatheriidae và Nothrotheriidae.
Dưới nước, quái vật lười biển không chỉ bơi bằng tứ chi mà còn đẩy cơ thể về phía trước bằng cách vỗ cái đuôi phẳng đằng sau. Khi đến đáy biển, các chi mạnh mẽ của quái thú lười biển trở thành "mỏ neo". Dù có khả năng bám vào đáy biển nhưng khi gặp sóng lớn, quái thú lười biển vẫn sẽ bị cuốn đi và đôi lúc sẽ bị rơi xuống đá ngầm nặng nề, bằng chứng là đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch quái thú lười biển có vết đứt gãy do va đập.
Đối với những con quái vật lười biển, gió mạnh và sóng không phải là mối nguy hiểm thực sự
Thalassocnus đã tiến hóa một số cách thích nghi ở biển trong suốt 4 triệu năm, chẳng hạn như xương dày và nặng để chống lại lực nổi, lỗ mũi trong di chuyển xa hơn về phía đầu để giúp thở khi hoàn toàn chìm dưới nước, mõm trở nên rộng hơn và dài hơn để tiêu thụ thực vật thủy sinh tốt hơn, và đầu hướng ra xa hơn về phía dưới để hỗ trợ cho việc ăn đáy. Đuôi dài có lẽ được sử dụng để lặn và giữ thăng bằng tương tự như hải ly ngày nay.
Tuy nhiên, đối với những con quái vật lười biển, gió mạnh và sóng không phải là mối nguy hiểm thực sự, bởi khi chúng đi kiếm ăn, những mối nguy hiểm khủng khiếp trong đại dương cũng xuất hiện. Nhiều loài săn mồi hung dữ thường xuyên di chuyển ở đại dương phía tây Nam Mỹ thời tiền sử - nơi đây có rất nhiều loài cá mập cổ đại, cá voi có răng, tiêu biểu nhất là cá nhà táng Acrophyseter. Cá nhà táng Acrophyseter tuy không to lớn nhưng chúng lại đi theo đàn và trong miệng lại có hai hàng răng dày, dường như được thiết kế đặc biệt để săn lười biển.
Cá nhà táng Acrophyseter săn lười biển.
Sự tuyệt chủng của quái thú lười biển trên thực tế không phải đến từ những kẻ săn mồi, thay vào đó, nó lại bắt đầu từ một sự kiện địa chất quan trọng. Khoảng 3 triệu năm trước, đại dương giữa Bắc và Nam Mỹ đóng lại, và hai lục địa liên kết với nhau. Chính vì sự cố này mà các dòng hải lưu ấm áp chảy từ biển Caribe vào bờ biển phía tây Nam Mỹ đã biến mất, và nhiệt độ đại dương bắt đầu giảm xuống. Điều này đã dẫn đến việc các loài thực vật biển không thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển và dẫn đến khủng hoảng lương thực đối với loài lười biển. Đồng thời, những con lười biển thiếu một lớp mỡ trên cơ thể, do đó chúng không có khả năng chống lại sự giảm nhiệt độ và đóng băng của biển, việc xuống biển kiếm ăn đã trở thành cực hình.
Chính vì cuộc khủng hoảng do nhiệt độ đại dương giảm xuống mà quái vật lười biển cuối cùng đã biến mất cách đây 3 triệu năm. Quái vật lười biển xuất hiện cách đây 7 triệu năm, và sau 4 triệu năm, nó cuối cùng đã biến mất hoàn toàn do sự hợp nhất của môi trường.