Ảnh vệ tinh cho thấy thủ đô mới nhất trên thế giới đang hình thành

Hình ảnh vệ tinh mới do Đài quan sát Trái đất của NASA công bố cho thấy thủ đô mới của Indonessia đang nổi lên từ rừng rậm trên đảo Borneo.

Hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp trong tháng 2 vừa qua cho thấy sự thay đổi đáng kể chỉ sau hai năm khi những con đường dần hình thành trên nền cây lá xanh tươi nguyên sơ trước đây, từng chút một, các tòa nhà mọc lên ở nơi trước đó chỉ có thảm cây xanh ngắt.

Ảnh
Ảnh vệ tinh cho thấy thủ đô mới nhất trên thế giới đang hình thành
Thủ đô Nusantara đang hình thành. (Ảnh: PetaPixel).

Giữ nhiều mảng xanh

Tuy nhiên, cây xanh sẽ không hoàn toàn vắng bóng ở thành phố mới Nusantara, trên bờ biển phía đông đảo Borneo của Indonesia, khi thủ đô mới của xứ vạn đảo dự kiến hoàn thiện vào năm 2045.

Dự kiến trải rộng hơn 2.500km2, thành phố được quy hoạch sẽ bao gồm một khu đô thị rộng lớn xen kẽ với các tuyến đường thủy và không gian xanh tươi tốt, với tới 3/4 diện tích được bảo tồn cho thiên nhiên.

Nusantara sẽ thay thế thủ đô hiện nay của Indonesia là Jakarta, một đô thị rộng lớn và đang mở rộng nhanh chóng với 30 triệu dân cách đó gần 1.000 km.

Đây không chỉ là động thái mang tính biểu tượng hướng tới sự tập trung hóa đối với một chính phủ bị chỉ trích trong lịch sử vì tập trung chính sách quá nhiều vào đảo Java, nơi có thủ đô và quy tụ hơn một nửa dân số của Indonesia.

Ngoài tình trạng ùn tắc giao thông kinh niên và không khí độc hại, thủ đô Jakarta còn đang chìm dần.

Vùng đất tọa lạc thủ đô Indonesia đang sụt lún và mực nước biển đang dâng cao.

Với lượng mưa lớn và lũ lụt thường xuyên, 1/4 thành phố có thể chìm trong nước vào năm 2050.

Đài quan sát Trái đất của NASA cho biết: “Jakarta phải chống chọi với lũ lụt thường xuyên, giao thông đông đúc, ô nhiễm không khí nguy hiểm và thiếu nước uống”.

“Jakarta cũng đang chìm nhanh chóng. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã góp phần khiến tốc độ sụt lún lên tới 15 cm mỗi năm và 40% diện tích thành phố hiện nằm dưới mực nước biển”.

Tiến độ xây dựng tốt

Tìm nơi ở mới cho người dân thành phố và các cơ quan quản lý đất nước là vấn đề cấp bách kể từ khi Tổng thống Indonesia tuyên bố vào năm 2019 rằng trung tâm hành chính của đất nước sẽ chuyển từ Java đến đảo Borneo có dân cư thưa thớt.

Qua hình ảnh vệ tinh mới nhất có thể nhận thấy Indonesia đang đạt được những bước tiến vững chắc trong kế hoạch dời đô, bất chấp những lo ngại về việc chính phủ chỉ cam kết chi trả 20% chi phí của dự án.

80% còn lại được kỳ vọng sẽ huy động từ các nhà đầu tư quốc tế.

Ảnh
Tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo - nơi sẽ xây dựng thủ đô mới Nusantara. (Ảnh: Nikkei Asia).

Các hình ảnh được chụp bởi OLI-2 (Operational Land Imager-2) trên Landsat 9 và OLI trên Landsat 8 cho thấy sự chuyển biến rõ rệt tại Nusantara vào tháng 4/2022 và tháng 2 năm nay.

Việc xây dựng Nusantara - một thuật ngữ cổ của người Java có nghĩa là “các hòn đảo bên ngoài” hay “quần đảo” - chỉ mới bắt đầu vào tháng 7/2022.

Mạng lưới đường bộ xuyên rừng đã làm lộ ra lớp đất ở khu vực đất liền trước đây bao gồm rừng và các đồn điền cọ dầu cách eo biển Makassar 45km.

Các tòa nhà cũng có thể được nhìn thấy được xây dựng gần Vịnh Balikpapan ở Đông Kalimantan trong hình ảnh vệ tịnh mới nhất.

Theo trang web của dự án, các cơ sở của chính phủ và khoảng nửa triệu người dự kiến được cung cấp chỗ ở trong giai đoạn đầu của dự án.

Đài quan sát Trái đất của NASA cho biết: “Các kế hoạch dự án xác định rằng đây sẽ là một đô thị 'xanh, có thể đi bộ', dùng năng lượng tái tạo, với 75% diện tích thành phố là rừng”.

“Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lo ngại sự thay đổi sử dụng đất này có thể gây hại cho rừng và động vật hoang dã trong khu vực”.

“Dải đất và vùng nước ven biển đang được phát triển rất đa dạng sinh học và là nơi quy tụ rừng ngập mặn, khỉ vòi và cá heo Irrawaddy”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu máy bay hết nhiên liệu giữa không trung?

Điều gì xảy ra nếu máy bay hết nhiên liệu giữa không trung?

Việc tiếp nhiên liệu trên không diễn ra bằng cách kết nối máy bay chở nhiên liệu với máy bay nhận thông qua một đường ống có thể thu vào để bơm nhiên liệu.

Đăng ngày: 02/03/2024
Bức tượng Phật trên vách núi của Việt Nam: Vì sao vượt Lạc Sơn Đại Phật để phá kỷ lục thế giới?

Bức tượng Phật trên vách núi của Việt Nam: Vì sao vượt Lạc Sơn Đại Phật để phá kỷ lục thế giới?

Khi tượng Phật Thích Ca này hoàn thành, đây sẽ là " tượng Phật ngồi thiền, khắc vào vách đá" cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 02/03/2024
Bên trong một viên pin Lithium-ion có gì?

Bên trong một viên pin Lithium-ion có gì?

Giành được giải Nobel Hóa học năm 2019, pin Lithium-ion đã trở nên phổ biến và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hầu hết thiết bị di động hiện nay, từ điện thoại thông minh đến xe điện.

Đăng ngày: 02/03/2024
Đường hầm dưới nước được xây dựng như thế nào?

Đường hầm dưới nước được xây dựng như thế nào?

Đường hầm được xây dựng bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại, mục đích và vật liệu làm đường hầm.

Đăng ngày: 01/03/2024
Khí cầu khổng lồ của NASA lập kỷ lục ở Nam Cực

Khí cầu khổng lồ của NASA lập kỷ lục ở Nam Cực

Trong chuyến thu thập dữ liệu về vũ trụ, khí cầu trong nhiệm vụ GUSTO trở thành khí cầu khoa học hạng nặng bay lâu nhất lịch sử của NASA.

Đăng ngày: 01/03/2024
Thử nghiệm máy bay không người lái thu thập dữ liệu tại Nam Cực

Thử nghiệm máy bay không người lái thu thập dữ liệu tại Nam Cực

Các chuyến bay thử nghiệm của máy bay không người lái đang được tiến hành ở Nam Cực, giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách để thu thập dữ liệu trên lục địa băng giá.

Đăng ngày: 01/03/2024
Sự thật về đất nước lười đặt địa danh, có thành phố tên

Sự thật về đất nước lười đặt địa danh, có thành phố tên "chuối" gây tò mò

Thông tin về một đất nước đặt tên các thành phố là London (giống tên thủ đô Anh), Poland (Ba Lan), Banana (Chuối)... khiến nhiều người không khỏi tò mò.

Đăng ngày: 01/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News