Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông muốn khẩn trương xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển.

Tổng thống Joko Widodo và chính phủ của ông đang phải "chạy đua với thời gian" khi các chuyên gia dự đoán rằng với tốc độ hiện tại, một phần ba Jakarta có thể bị nhấn chìm vào năm 2050.

Cuộc khủng hoảng hiện sinh mà thủ đô của Indonesia đang phải đối mặt là đỉnh điểm của nhiều thập kỷ phát triển không ngừng, kết quả của việc không tuân thủ quy hoạch đô thị và sai lầm của các quan chức, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.


Người Indonesia đi bộ gần bức tường biển ngăn nước ngập ở Jakarta. (Ảnh: AP).

Do thiếu mạng lưới đường ống nước toàn diện, các doanh nghiệp và hộ gia đình đã tự ý khai thác nước ngầm ồ ạt - nguyên nhân chủ yếu gây sụt lún ở phía bắc Jakarta, nơi sinh sống của vài triệu người.

Tại khu vực này, đất sụt lún với tốc độ "chóng mặt", lên đến 10cm mỗi năm (tức 1m trong 10 năm), cùng với mực nước biển dâng cao do Trái Đất đang nóng lên, đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong vài thập kỷ tới.

Tổng thống Widodo hôm 26/7 khẳng định đã đến lúc xúc tiến việc xây bức tường biển, một dự án mà chính phủ đã xem xét từ một thập kỷ trước.

"Dự án khổng lồ này cần được hoàn thiện nhanh chóng để ngăn Jakarta chìm xuống dưới biển", ông nói.

Tổng thống cho biết ông quyết tâm thúc đẩy các dự án và cải cách trọng điểm, ngay cả khi chúng không được lòng dân, theo South China Morning Post.


Tổng thống Indonesia Joko Widodo quyết tâm xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển. (Ảnh: South China Morning Post).

Ông Widodo cũng đề cập đến các kế hoạch đầy tham vọng khác cho Jakarta, đại đô thị đông đúc, ô nhiễm vốn chỉ có sức chứa 10 triệu người, nay đã phình to gấp ba lần con số đó.

Jakarta được coi là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới, kết quả của địa lý không thuận lợi và sự quản lý sai lầm.

Thành phố nằm trên mặt đất sình lầy với 13 con sông bị ô nhiễm nặng chạy qua. Nguyên nhân chính khiến nó bị chìm là do khai thác quá mức nước ngầm. Hơn nữa, trọng lượng của các tòa nhà cao tầng được xây dựng trong những năm gần đây cũng gia tăng "sức ép" lên mặt đất.

Heri Andreas, nhà khoa học Trái Đất tại Học viện Công nghệ Bandung của Indonesia, cho biết tại một số khu vực phía bắc Jakarta, nơi mặt đất vốn thấp hơn mực nước biển từ 2-4 m, nay lại chìm xuống khoảng 20cm mỗi năm.

"Jakarta đang lún xuống", Andreas, một chuyên gia về đo đạc hình dạng Trái Đất, nói. "Nếu tiếp tục bị sụt lún với tốc độ tương tự, 95% phía bắc Jakarta sẽ chìm dưới nước vào năm 2050".

Ông cho biết khi đó nước sẽ nhấn chìm khoảng 1/3 thành phố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News