Ảnh vệ tinh "khai quật" hàng trăm pháo đài La Mã ở Trung Đông

Hình ảnh vệ tinh do thám thời Chiến tranh Lạnh vừa được giải mật đã hé lộ hàng trăm pháo đài La Mã chưa từng được biết đến trước đây, lật lại hiểu biết của các sử gia về đế chế cổ đại này.

Các nhà khảo cổ đã xem xét những bức ảnh được chụp từ trên không vào những năm 1960 và 1970, cho biết chúng hé lộ 396 địa điểm pháo đài La Mã chưa từng được biết đến ở Syria và Iraq, khắp khu vực thảo nguyên Syria (còn gọi là hoang mạc Syria hay Badiya), theo The Guardian.

Phát hiện được công bố ngày 26.10 trên Antiquity, tạp chí quốc tế về chuyên ngành khảo cổ học, buộc giới nghiên cứu phải đánh giá lại cuộc sống ở vùng rìa đế chế La Mã cổ đại.

Ảnh vệ tinh khai quật hàng trăm pháo đài La Mã ở Trung Đông
Một "pháo đài ma" vừa được tìm thấy trong cụm 400 cấu trúc trải rộng trên địa phận Iraq - Syria ngày nay. (Ảnh: ANTIQUITY).

Nhà thám hiểm Dòng Tên người Pháp Antoine Poidebard, người đi tiên phong trong lĩnh vực khảo cổ học trên không ở Trung Đông bằng chiếc máy bay hai tầng cánh của mình, từng thực hiện khảo sát tại khu vực nói trên vào năm 1934. Trong chuyến khảo sát đó, ông đã ghi nhận một dãy 116 pháo đài.

Cho đến nay, các nhà sử học cho rằng những pháo đài này là một phần của tuyến phòng thủ được xây dựng để bảo vệ tỉnh phía đông của đế chế La Mã trước các cuộc xâm lược của người Ả Rập và người Ba Tư, cũng như trước các bộ lạc du mục có ý định bắt giữ và cướp nô lệ.

Song các tác giả của nghiên cứu vừa được công bố cho biết phát hiện mới gợi ý rằng biên giới đế chế La Mã không quá cứng nhắc và là nơi chứng kiến giao thương sôi động, thay vì xung đột triền miên. 396 pháo đài, được phân bổ từ đông sang tây, có thể đóng vai trò hỗ trợ hệ thống thương mại, liên lạc và vận tải quân sự liên khu vực dựa trên các đoàn lữ hành.

"Kể từ những năm 1930, các nhà sử học và khảo cổ học đã tranh luận về mục đích chiến lược hoặc chính trị của hệ thống công sự này. Nhưng rất ít học giả đặt câu hỏi về quan sát cơ bản của Poidebard rằng có một dãy pháo đài xác định biên giới phía đông La Mã", tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Jesse Casana, thuộc Đại học Dartmouth (New Hampshire, Mỹ), cho biết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng La Mã cổ đại là một xã hội quân sự, nhưng rõ ràng họ coi trọng thương mại và liên lạc với các khu vực không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của họ.

Những hình ảnh được nghiên cứu là một phần của chương trình vệ tinh do thám đầu tiên trên thế giới, được triển khai vào thời điểm căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Liên Xô dâng cao trong những năm tháng Chiến tranh Lạnh. Dựa vào những hình ảnh này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những pháo đài vốn đã bị che lấp bởi những công trình hiện đại.

"Việc phân tích cẩn thận những dữ liệu quan trọng này có thể giúp dẫn đến những khám phá trong tương lai ở Trung Đông và xa hơn nữa", giáo sư Casana cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
DNA 37.000 năm ở Crimea có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại

DNA 37.000 năm ở Crimea có thể làm thay đổi lịch sử nhân loại

DNA từ hài cốt 2 người cổ đại được khai quật tại di chỉ Buran-Kaya III trên bán đảo Crimea có thể khiến giới khoa học viết lại một giai đoạn quan trọng trong lịch sử di cư và tiến hóa của nhân loại.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tái hiện cảnh mực khổng lồ cổ đại bắt mồi

Tái hiện cảnh mực khổng lồ cổ đại bắt mồi

Cách đây hàng triệu năm, mực khổng lồ như loài Cameroceras thống trị đại dương cổ đại với lớp vỏ cao tới 8m.

Đăng ngày: 27/10/2023
Chân dung trinh nữ băng bị hiến tế trên đỉnh Andes

Chân dung trinh nữ băng bị hiến tế trên đỉnh Andes

Gương mặt xác ướp tự nhiên của Trinh nữ băng Ampato, một nạn nhân của tập tục hiến tế, được phục dựng hết sức chi tiết.

Đăng ngày: 26/10/2023
Con người bắt đầu chôn cất từ khi nào?

Con người bắt đầu chôn cất từ khi nào?

Những ngôi mộ cổ xưa nhất của loài người hiện đại (Homo sapiens), tồn tại từ 120.000 năm trước, trong những hang động như hang Qafzeh, Israel.

Đăng ngày: 25/10/2023
Hạn hán làm phát lộ các tác phẩm chạm khắc cổ trên sông Amazon

Hạn hán làm phát lộ các tác phẩm chạm khắc cổ trên sông Amazon

Những khuôn mặt người được chạm khắc lên đá có niên đại khoảng 1.000 - 2.000 năm đã được phát hiện ở dãy tảng đá dọc sông Amazon, lộ ra khi nước sông giảm xuống mức thấp.

Đăng ngày: 25/10/2023
Romania đau đầu tìm cách đối phó 8.000 con gấu nâu

Romania đau đầu tìm cách đối phó 8.000 con gấu nâu

Tiêu diệt hay tìm cách chung sống với gấu nâu đang là vấn đề gây tranh cãi giữa nông dân, các nhà làm luật và chuyên gia bảo tồn ở Romania.

Đăng ngày: 25/10/2023
Lộ diện

Lộ diện "chúa tể đại dương" kỷ Jura có thân hình dài 6m

Chỉ riêng bộ hàm của con quái vật đã dài tới 1,3m. Nó là một loài hoàn toàn mới, được mô tả là " siêu ăn thịt", đứng đầu chuỗi thức ăn của các đại dương kỷ Jura.

Đăng ngày: 24/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News