Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.
Nhà nghiên cứu rã đông hài cốt 1.300 năm tuổi của đứa trẻ ở thế kỷ 7.
Cơ quan Bảo tồn Tượng đài Bavaria (Bayerisches Landesamt fur Denkmalpflege - BLFD) khai quật ngôi mộ ở Tussenhausen, phía tây nam nước Đức vào tháng 10/2021 và tìm thấy hài cốt "Hoàng tử băng" chôn cùng một thanh kiếm và bao dao găm cùng với nhiều cổ vật có ý nghĩa quan trọng, chứng tỏ đứa trẻ thuộc tầng lớp quý tộc. Hài cốt đứa trẻ ở tình trạng đặc biệt tốt. Hầm mộ bằng đá kín đến mức không có trầm tích nào lọt vào bên trong.
Để bảo vệ hài cốt trong quá trình vận chuyển từ nơi phát hiện ở Tussenhausen, Bavaria tới nhà kho Bamberg, nhóm chuyên gia đến từ Cơ quan bảo tồn tượng đài Bavaria làm ẩm phần bên trong hầm mộ để giúp ổn định mẫu vật và chống sốc. Từ đầu tuần này, họ rã đông hài cốt của đứa trẻ sinh vào thế kỷ 7 để kiểm tra.
"Lớp áo giáp băng bảo vệ được nhắm cẩn thận và vỡ liên tục thông qua làm nóng có chủ đích. Đội phục dựng của chúng tôi đã chuẩn bị tỉ mỉ cho quá trình này", BLFD cho biết. Để rã đông, khối đá chứa hài cốt nặng khoảng 80kg được đưa từ ngăn tủ đông vào phòng chuyên dụng. Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị giác hút đặc biệt để tránh nước ngưng tụ từ quá trình rã đông làm hỏng hài cốt. Họ cũng dùng một đầu làm mát để đảm bảo "nhiệt độ thường xuyên ở mức -4 độ C".
Quá trình rã đông kéo dài vài ngày. Sau đó, các chuyên gia bao gồm nhà cổ nhân chủng học và cổ thực vật học sẽ phân tích những mẫu vật đầu tiên. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu hoàn cảnh xung quanh cái chết của đứa trẻ và công nghệ dệt vải ở thời Trung Cổ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
