Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng "khủng"

AI đang thay đổi cuộc sống của con người trong nhiều khía cạnh, thậm chí nó còn giúp một thanh niên nhận tiền thưởng 40.000 USD vì đọc được chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm.

Luke Farritor (21 tuổi), sinh viên ĐH Nebraska vừa giành được giải thưởng 40.000 USD cho một khám phá mang tính đột phá trong khoa học.

Farritor là người đầu tiên đọc được chữ trên những cuộn giấy cổ như một phần của Thử thách Vesuvius (một cuộc thi với giải thưởng 1 triệu USD cho những ai có thể mở khóa bí mật của những cuộn giấy cổ bằng công nghệ hiện đại).

Tại sao những cuộn giấy cổ không thể đọc được như bình thường?

Khi núi Vesuvius phun trào vào năm 79 CN, Pompeii không phải là thị trấn duy nhất bị xóa sổ. Lở đất và sức nóng khủng khiếp đã lan đến tận thành phố thịnh vượng Herculaneum, nơi ngày nay là Italy.

Sức nóng mãnh liệt ngay lập tức biến hàng trăm cuộn giấy thành những khối carbon hóa thạch, sau đó bị chôn vùi trong bùn suốt 1.700 năm cho đến khi chúng được khai quật vào năm 1752.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm mở các cuộn giấy cổ, hiện giống như các khúc gỗ than, sẽ làm chúng bị hỏng đến mức không thể sửa chữa.

Chia sẻ với Nature, Federica Nicolardi, thành viên ủy ban học thuật đã xem xét phát hiện của Farritor và cho biết đây là những vật thể điên rồ, tất cả chúng đều bị vò nát.

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng khủng
Seth Parker và Brent Seales thuộc dự án Sáng kiến Phục hồi Kỹ thuật số. (Ảnh: UK Photo AI đã đọc nội dung trên cuộn giấy cổ như thế nào)?

Không thể mở cuộn giấy theo cách thông thường, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia X và học máy để đọc từng từ một trong các cuộn giấy.

Là một phần của Thử thách Vesuvius, ĐH Kentucky đã tuyển dụng các nhà khoa học sử dụng AI để phân tích các từ trong cuộn giấy.

Để giành được giải thưởng, Farritor cần phát hiện ít nhất 10 chữ cái dễ đọc trên cuộn giấy. Làm việc trên một vùng có diện tích nhỏ hơn một inch vuông, thuật toán của Farritor đã phát hiện một số chữ cái, bao gồm cả một từ hoàn chỉnh.

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng khủng
Hình ảnh văn bản từ cuộn giấy cổ với các chữ cái Hy Lạp cổ được tô màu tím. (Ảnh: ĐH Kentucky)

Farritor là người đầu tiên đọc được một từ trong cuộn giấy và đã được thưởng 40.000 USD từ Thử thách Vesuvius. “Tôi nhìn thấy những lá thư này và tôi hoàn toàn hoảng sợ”, anh nói trong cuộc họp báo.

Luke Farritor đã sử dụng công nghệ máy học để làm cho hình ảnh X-quang của cuộn giấy đủ rõ ràng để có thể đọc được.

Theo Nicclardi, giáo sư tại ĐH Naples Federico II, đọc từ tiếng Hy Lạp cổ, "πορφυρας" có nghĩa là "thuốc nhuộm màu tím" hoặc "vải màu tím".

Mặc dù không có đủ ngữ cảnh để hiểu cuộn giấy nói gì, nhưng cô tin rằng các học giả sẽ sớm có thể đọc thêm tài liệu. “Tôi nghĩ đây sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại” trong lĩnh vực giấy cói.

Cô lưu ý rằng đây là những văn bản chưa được biết đến, khiến việc làm sáng tỏ chúng cũng rất được các học giả quan tâm.

Tương lai của những cuộn giấy chưa được giải mã

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng khủng
12 mảnh màu nâu của cuộn giấy cổ đã mở được gọi là P.Herc.118. (Ảnh: ĐH Oxford).

Với rất nhiều cuộn giấy chưa được đọc, vẫn còn một giải thưởng lớn trị giá 700.000 USD. Để giành chiến thắng, một đội sẽ phải đọc bốn đoạn văn từ hai cuộn giấy được quét.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia

Khai quật ngôi chùa 1.200 năm tuổi tại Malaysia

Cục di sản Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ Toàn cầu (GARC) của Đại học Sains Malaysia (USM) mới đây đã thông báo về việc phát hiện ra cấu trúc của một ngôi chùa Phật giáo 1200 năm tuổi.

Đăng ngày: 13/10/2023
Hay cảm thấy điều này, bạn có thể mang dòng máu khác loài

Hay cảm thấy điều này, bạn có thể mang dòng máu khác loài

Một nghiên cứu dựa trên 7.000 người Mỹ đã tìm ra dấu vết của những cuộc hôn nhân dị chủng giữa tổ tiên Homo sapiens với một dòng dõi cổ xưa đã tuyệt chủng, cùng chi nhưng khác loài.

Đăng ngày: 11/10/2023
Phát hiện dấu vết chim ăn thịt to hơn con người ở Nam Mỹ

Phát hiện dấu vết chim ăn thịt to hơn con người ở Nam Mỹ

Một loài thuộc nhóm chim ăn thịt cổ đại dữ tợn Phorusrhacidae, tức " chim khủng bố", đã để lại dấu vết quý giá bên bờ biển Argentina.

Đăng ngày: 10/10/2023
Phát hiện nghi lễ đáng sợ ở châu Âu cách đây 15.000 năm

Phát hiện nghi lễ đáng sợ ở châu Âu cách đây 15.000 năm

Theo một nghiên cứu mới, ăn thịt đồng loại là một tục lệ tang lễ thông thường ở châu Âu khoảng 15.000 năm trước.

Đăng ngày: 09/10/2023
Khai quật được tượng Alexander Đại đế với kiểu tóc bờm sư tử

Khai quật được tượng Alexander Đại đế với kiểu tóc bờm sư tử

Đầu của bức tượng bằng đá cẩm thạch được tìm thấy vào tháng trước giữa đống đổ nát của một nhà hát thế kỷ thứ hai tại Konuralp, phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ gần thành phố Düzce.

Đăng ngày: 09/10/2023
Bí ẩn hàng loạt mộ cổ 1.500 tuổi “đảo ngược giới tính”

Bí ẩn hàng loạt mộ cổ 1.500 tuổi “đảo ngược giới tính”

Các nhà khảo cổ Anh liên tục bị " lạc lối" bởi những ngôi mộ cổ Anglo-Saxon mà két quả phân tích hài cốt hoàn toàn trái ngược với những món đồ tùy táng xa hoa mà họ mang theo.

Đăng ngày: 09/10/2023
Nghiên cứu mới nêu nguyên nhân khiến khủng long chết hàng loạt

Nghiên cứu mới nêu nguyên nhân khiến khủng long chết hàng loạt

Một nghiên cứu vừa công bố đã chia sẻ bằng chứng mới nhất về nguyên nhân đã giết chết loài khủng long.

Đăng ngày: 08/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News