Ảo ảnh thị giác: Thủ phạm ẩn nấp gây ra tai nạn giao thông
Theo các nhà khoa học, ngoài những nguyên nhân chủ quan như say rượu hay mất tỉnh táo có thể gây ra tai nạn giao thông thì ảo ảnh thị giác là một trong những thủ phạm ẩn nấp bấy lâu nay.
Chúng ta thường cho rằng say rượu, mệt mỏi, buồn ngủ là một trong nhiều những nguyên nhân gây nên sự mất tập trung dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Nhưng không hiếm trường hợp thủ phạm chính là ảo ảnh thị giác do điểm mù của mắt con người gây ra.
Loại ảo giác này khiến cho mắt con người tập trung quá nhiều vào các vật thể lớn nổi bật mà bỏ qua những chi tiết nhỏ đáng nguy hiểm khác.
Để chứng minh cho ảo ảnh này chúng ta sẽ đến với một ví dụ. Hãy tập trung nhìn vào chấm xanh lá cây nhấp nháy ở giữa. Sau khi nhìn đủ lâu, các bạn sẽ thấy rằng các chấm vàng xung quanh đã biến mất và khi bạn đảo mắt ra tìm thì thực tế nó vẫn còn đó.
Đây được gọi là hiện tượng "Điểm mù khi chuyển động" (motion-induced blindness).
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, mắt của các loài động vật có vú đều có tồn tại một điểm mù. Đây là điểm mà ở đó không có các tế bào nhạy cảm với ánh sáng
Với ví dụ trên, khi tập trung nhìn vào điểm xanh nhấp nháy kia, những điểm vàng dần dần rơi vào điểm mù của mắt. Tuy vậy, những điểm mù chỉ mang tính tạm thời khi nó sẽ xuất hiện lại chỉ trong phút chốc.
Ngoài ra còn có một cách giải thích khác với điểm mù đó là hiện tượng giác quan bị quá tải (sensory overload). Khi bạn thúc đẩy não bộ tập trung vào điểm xanh nhấp nháy, cơ chế não bộ sẽ tự nhận biết các các chấm màu vàng là thông tin thừa nên tự loại bỏ chúng ra khỏi mắt mình.
Dù là theo cách giải thích nào thì cũng đều đi đến kết luận rằng, sự hạn chế của cơ thể sinh học của chúng ta sẽ dẫn đến việc đôi mắt hoặc bộ não của con người không thể bao quát được hoàn toàn mọi vấn đề và thường bỏ qua rất nhiều các chi tiết quan trọng.
Ảo ảnh thị giác này thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Không chỉ có say rượu, buồn ngủ mà ảo ảnh thị giác cũng dẫn đến tai nạn giao thông.
Khi gõ văn bản chúng ta thường xuyên thấy rõ ràng mình đã gõ rất đúng chính tả nhưng khi kiểm tra lại bạn vẫn thấy có các lỗi thiếu dấu hoặc lặp từ. Điều này chính là do mắt chúng ta tập trung rà soát vào nội dung, ngữ pháp của câu văn nhiều hơn mà bỏ qua các chi tiết nhỏ như dấu câu, chính tả.
Trong tham gia giao thông luôn đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, chúng ta thường để ý vào đường sá, các phương tiện trước mặt, đèn tín hiệu giao thông. Bởi vậy đôi khi vì quá mê mải nhìn vào các tín hiệu đèn giao thông mà các đèn cảnh báo của xe khác đã bị đôi mắt của chúng ta bỏ qua.
Ngoài ra chúng ta còn dễ dàng bỏ qua những vật cản, những ổ gà có trên đường hay những thứ thứ khác bất chợt lao qua nhưng mắt chúng ta không thể quét kịp.
Tất nhiên tai nạn giao thông sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nên điều tốt nhất khi lái xe, mỗi người đều nên đảo mắt quan sát một cách tổng thể tại những khu vực chúng ta nghĩ có thể xảy đến những điều bất ngờ không thể lường trước như: ngã tư, khu vực đang xây dựng, ngõ hẹp, đường giao cao tốc v.v...
Ảo ảnh thị giác này thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta đều tin rằng giác quan của chúng ta đã phản ánh hết tất cả những gì đang tồn tại trong cuộc sống vào bộ não.
Thực tế bộ não cũng có công suất hoạt động của riêng nó và sẽ chọn lựa cái gì cần tiếp nhận và cái gì không cần tiếp nhận. Cho nên thế giới khách quan không hề được chúng ta thu lại toàn bộ.
Điều này một phần cũng vì khả năng đôi mắt chúng ta khá hạn chế khi chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy với bước sóng từ 312nm đến 1.050nm trong dải quang phổ.
Và mắt người được cho là chỉ nhìn thấy được một phần nào đó mà thế giới này đang tồn tại.
Giác quan của chúng ta cũng vì vậy mà thua kém các loại vật, điều đó cũng giải thích cho việc những hiện tượng như sóng thần, động đất sắp xảy ra chúng ta không hề hay biết nhưng những loại động vật lại có thể cảm nhận trước được điều đó.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo
Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?
Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.
