Áp thấp nhiệt đới vào bờ, miền Bắc mưa to

Hồi 04 giờ ngày 25/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km; khoảng chiều nay (25/09) sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng với sức gió cấp 6, giật cấp 8. Đến 16 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần trên khu vực vùng núi phía Bắc.


Hướng đi của áp thấp nhiệt đới.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Ở Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, trưa và chiều tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2-3m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ chiều nay, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo mưa lớn: Từ sáng nay, ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa; chiều và đêm mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa từ 07h sáng ngày 25/09 đến 13h ngày 26/09 phổ biển 50-100mm, riêng khu Đông Bắc có nơi trên 150mm. Chiều tối và đêm nay, ở phía Tây Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.

Khu vực Hà Nội: Từ chiều và đêm nay có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất: Trên thượng lưu sông Lô và sông Thái Bình có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ nhỏ với biên độ lũ lên từ 1-2m (đỉnh lũ trên các sông đều ở dưới mức báo động 1). Nguy cơ xuất hiện sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam, vùng biển Bình Thuận-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện lốc xoáy và gió giật cấp 7-8.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 10/01/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 06/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News