Arab Saudi gieo mưa nhân tạo ở 3 thành phố
Arab Saudi bắt tay vào giai đoạn đầu tiên của hoạt động gây mưa nhân tạo ở các khu vực phía trên thủ đô Riyadh, al-Qassim, và Hail hôm 26/4.
Riyadh là một trong 3 thành phố được chọn để gieo mây. Ảnh: iStock
Kỹ thuật biến đổi thời tiết nằm trong nỗ lực tăng lượng mưa hàng năm (vốn chỉ ở mức 100 mm/năm) ở Arab Saudi lên 10 - 20%. Gieo mây (cloud seeding) là kỹ thuật bao gồm đưa hóa chất vào mây, ví dụ hạt iod bạc nhỏ, để tăng thêm mưa từ đám mây. Cách này khiến những giọt nước tập trung xung quanh hạt iod bạc. Giọt nước va vào nhau hình thành giọt lớn hơn và tăng khả năng mưa rơi.
Là một trong những đất nước khô cằn nhất thế giới, dự án của Arab Saudi hướng tới giảm bớt tình trạng sa mạc hóa thông qua tăng lượng mưa. Đây là một trong những mục tiêu của Arab Saudi xanh, một sáng kiến nhằm tăng thảm thực vật và khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu.
Ayman Ghulam, giám đốc Trung tâm Khí tượng Quốc gia kiêm quản lý chương trình gieo mây, cho biết phòng vận hành chương trình mở cửa hôm 25/2 ở trụ sở trung tâm tại Riyadh và chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh gần thủ đô. Ghulam nhấn mạnh họ đã đáp ứng mục tiêu về kết quả và khung thời gian của hoạt động gieo mây. Chương trình sẽ theo dõi sự hình thành mây trên cả nước để tìm địa điểm gieo mây tối ưu. Nhà chức trách cũng sẽ sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường nhằm tăng lượng mưa ở các khu vực trong mục tiêu.
Theo Gluham, gieo mây là một trong những phương pháp hứa hẹn để bảo tồn cân bằng nước một cách an toàn, dễ điều chỉnh và hiệu quả về chi phí. Công nghệ tương tự đang được sử dụng ở nhiều nước. Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để biến đổi thời tiết trước các sự kiện lớn như Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Năm 2025, nước này sẽ có hệ thống biến đổi thời tiết gây mưa nhân tạo trên 5,5 triệu km2 và hạn chế mưa đá trên 580.000 km2.

Có một vũ trụ ẩn bên trong cơ thể chúng ta và đây là minh chứng
Bức ảnh về các tế bào nhỏ bé bên trong cơ thể chúng ta trông giống như quang cảnh các thiên hà xa xôi khi nhìn qua ống kính thiên văn.

Kek Lapis Sarawak - Món tráng miệng phức tạp nhất thế giới
Kek Lapis Sarawak là một loại bánh truyền thống của Malaysia, nổi tiếng với cả vẻ ngoài phức tạp cũng như quá trình để làm ra nó.

Nhà khoa học bày cách giúp các thanh niên "sớm thoát ế"
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng chuyện yêu đương hẹn hò với mình sao quá khó khăn? Bạn từng gặp gỡ nhiều người nhưng chỉ sau một, hai lần hẹn là đối phương " im thin thít và lặn mất tăm"?

Tiếng nổ lớn và cầu lửa trên trời gây hoảng loạn ở ba tiểu bang Mỹ
Sao băng sáng rực, còn được các nhà khoa học gọi là cầu lửa, đã vỡ tan trên bầu trời ở ba bang nước Mỹ và gây ra tiếng nổ lớn

Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới được đấu giá hơn 57 triệu USD
Viên kim cương xanh lớn nhất trong lịch sử thế giới vừa được đấu giá tại Hong Kong và bán với mức giá 57,5 triệu USD.

Nhà được làm từ công nghệ in 3D sẽ như thế nào?
Có một sự thật là in 3D đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa và cung cấp các giải pháp mới cho ngành xây dựng.
